| Hotline: 0983.970.780

Tăng trưởng ở trẻ dưới 2 tuổi

Thứ Ba 05/04/2011 , 10:53 (GMT+7)

Xin cho biết trẻ dưới 2 tuổi tăng trưởng thế nào là bình thường. Cách đo chiều cao của trẻ như thế nào?

* Xin cho biết trẻ dưới 2 tuổi tăng trưởng thế nào là bình thường. Cách đo chiều cao của trẻ như thế nào?

Bùi Thị Thắng, Hàm Yên, Tuyên Quang

Trong 3 tháng đầu, mức tăng trung bình là khoảng 3cm mỗi tháng. Ở độ tuổi 3-6 tháng, mức tăng là 2,5 cm/tháng. Từ 6-9 tháng: 1,5cm-2cm/ tháng. Từ 9 đến 12 tháng: 1-1,5cm/tháng. Như vậy sau 1 năm, chiều cao của trẻ tăng khoảng 25 đến 27cm, đạt mức 75 đến 78cm, trung bình bé trai cao khoảng 76 cm, còn bé gái khoảng 75 cm. Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn các bé trai khoảng 1,5cm. Trong 2 năm đầu đời, bé tăng trưởng về chiều cao rất nhanh, thêm khoảng 25 cm. Khi được 2 tuổi, bé sẽ cao khoảng 85 cm. Người ta ước tính tầm vóc của người trưởng thành sẽ gấp 2 lần chiều cao lúc 2 tuổi.

Để đo chiều cao của bé có hai cách sau đây: Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ duỗi thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.

Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường; mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm. 

* Thế nào là sinh trưởng không bình thường về chiều cao của trẻ? Các yếu tố nào thường ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ?

Vĩ Kim Dung, Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng

Nếu bé có những biểu hiện sau đây thì chứng tỏ quá trình sinh trưởng và phát triển chiều cao của trẻ đang gặp vấn đề. Trong một năm chiều cao của bé phát triển không quá 4cm. Hay chiều cao hiện tại của bé thấp hơn khoảng 10cm so với chiều cao trung bình của các bạn cùng độ tuổi. Nhìn chung, chiều cao của một người bình thường sẽ đạt đến mức tối đa khi ở độ tuổi dậy thì. Đây cũng là thời điểm hormon sinh dục bắt đầu hoạt động và gây ra những biến động tiêu cực đối với các lớp sụn, ví như các lớp sụn sẽ trở nên rắn chắc hơn, điều này đồng nghĩa với việc chiều cao của trẻ sẽ bị tối đa hóa tại giai đoạn này.

Có rất nhiều nhân tố tác động đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Nhưng phổ biến và chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là các nguyên nhân sau:

- Do bẩm sinh: tức là chiều cao của bé phụ thuộc phần lớn do di truyền của bố mẹ, hay do chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai.

- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Nguyên nhân chính là do trẻ thiếu vận động, thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ, do tác động của môi trường, sinh hoạt không khoa học. Những nguyên nhân này gây nên sự thiếu cân bằng đối với các chức năng hoạt động trong cơ thể, làm giảm sự bài tiết của hormon sinh trưởng, hạn chế quá trình phát triển của xương, cơ và thậm chí còn gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

-Tập thể dục: Việc luyện tập đều đặn tạo điều kiện cho sự phát triển của cơ và xương. Những bài tập như đạp xe, bơi lội, nhảy, cầu lông, chạy bền đều đem lại những hữu ích nhất định trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên khuyến khích các em luyện tập những môn thể thao quá sức như marathon hay cử tạ sẽ đi ngược lại những ích lợi mong muốn.

Ngoài ra: Để có thể tối đa hóa chiều cao cho trẻ, cần quan tâm đến quá trình hình thành của một loại hormon có tên là somatotropin. Hormon này nắm giữ vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định trong việc tạo nên các tế bào sụn (các tế bào sụn này tham gia tích cực vào việc tăng chiều dài của các xương như xương tay, xương chân…). Bên cạnh đó, nó cũng kích thích cơ thể sản sinh thêm một loại hormon gọi là somatomedin. Loại hormon này giúp tăng trưởng chiều cao trong khoảng một giờ sau khi bắt đầu giấc ngủ. Đây cũng chính là lý do tại sao trẻ em nên ngủ đều đặn và đúng giờ qui định.

 Lưu ý: Stress là “kẻ thù” gây rối loạn giấc ngủ và “tạo thói quen” thèm ăn ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, béo phì đối với bé không chỉ gây nguy hại với sức khỏe mà còn là tác nhân hạn chế chiều cao của bé.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất