| Hotline: 0983.970.780

Táo bón và cách điều trị

Thứ Ba 09/07/2013 , 09:54 (GMT+7)

Tại sao lại bị táo bón? Làm sao để điều trị dứt được bệnh táo bón?

* Tại sao lại bị táo bón? Làm sao để điều trị dứt được bệnh táo bón?

Phạm Thế Dương, Tam Bình, Vĩnh Long

Theo "Tạp chí Bác sĩ gia đình" thì táo bón có nghĩa là những khác biệt ở những người khác nhau. Ở nhiều người, chỉ đơn thuần có nghĩa là ít đi tiêu. Tuy nhiên, đối với một số người khác táo bón có nghĩa là phân cứng, phân khó đi tiêu (phải gắng sức rặn), hay là cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi tiêu.


Ảnh minh họa

Nguyên nhân của mỗi loại táo bón là khác nhau. Táo bón có thể xen kẽ với tiêu chảy. Dạng này thường là một trong những dấu hiệu thường thấy của hội chứng ruột kích thích. Cực điểm của táo bón là nén chặt phân, tình trạng phân cứng trong trực tràng và chặn đường phân ra. Số lần đi ngoài thường giảm dần theo tuổi. 

Theo ngôn ngữ y khoa, táo bón thường được định nghĩa là có dưới 3 lần đi trong một tuần. Táo bón nặng được định nghĩa đi tiêu dưới một lần mỗi tuần. Khi ra khỏi nhà mà không đi tiêu trong 2 hoặc 3 ngày không những gây ra khó chịu thể chất, mà còn gây ra những lo lắng về tinh thần ở một số người.

Điều này trái với quan niệm của một số người là không có bằng chứng nào cho thấy độc chất tích tụ khi số lần đi tiêu ít hay táo bón lâu ngày dẫn đến ung thư.

Phân biệt táo bón cấp (mới khởi phát) với táo bón mạn tính (kéo dài) là rất cần thiết. Táo bón cấp cần được đánh giá khẩn cấp bởi có thể do nguyên nhân tiềm tàng bên dưới như mắc bệnh nặng nề (ví dụ u đại tràng).

Táo bón cũng cần đánh giá ngay lập tức nếu có kết hợp với các triệu chứng gây ra lo lắng như xuất huyết trực tràng, đau bụng và co thắt, nôn, buồn nôn, giảm cân tự phát.

Trái lại, có thể không cần quan tâm đánh giá ngay lập tức thể táo bón mạn tính, đặc biệt nếu chỉ là những đánh giá đơn thuần làm giảm đau. Theo lý thuyết, táo bón có thể do thức ăn tiêu hoá di chuyển chậm qua bất kỳ đoạn nào của ống tiêu hoá.

Tuy nhiên, trong hơn 95% trường hợp chúng di chuyển chậm qua đoạn đại tràng. Nguyên nhân thường gây táo bón được tìm thấy là do thuốc. Các nguyên nhân tác dụng do thuốc bao gồm: Các thuốc giảm đau gây nghiện như codeine, oxycodone, hdrophormone. Các thuốc chống trầm cảm như amitriptylene và imipramine...

 Vài xử trí đơn giản đối với những những nguyên nhân gây táo bón do thuốc như chế độ ăn nhiều chất xơ thường có hiệu quả, và không cần thiết phải ngưng dùng thuốc. Nếu những xử trí này không hiệu quả, có thể cần thay thế bằng thuốc ít gây táo bón hơn.

Ví dụ, thuốc kháng viêm không steroid có thể thay thế cho các thuốc giảm đau an thần. Hơn nữa, có thể thay thế amitriptylene và imipramine bằng một trong những thuốc mới và ít gây táo bón hơn, như fluoxetine hay Prozac chẳng hạn.

Phản xạ đi ngoài có thể điều chỉnh được theo ý muốn. Có nghĩa là một người bình thường có thể ngăn cảm giác thúc bách muốn đi tiêu. Dầu vậy, ngăn cảm giác đi ngoài thường xuyên sẽ dẫn đến mất cảm giác thúc bách và dẫn đến táo bón.

Chất xơ rất quan trọng để duy trì phân to, mềm. Do đó, các chế độ ăn ít chất xơ có thể gây táo bón. Nguồn chất xơ tự nhiên tốt nhất là trái cây, rau và các loại hạt.

Hiện nay đã có các loại thực phẩm chức năng như methylcellulose fiber không chứa đường và có vị cam uống hàng ngày như nước giải khát, chống táo bón rất có hiệu quả.

Có những bằng chứng cho rằng sử dụng thường xuyên những chất kích thích nhuận tràng có thể gây tổn thương dây thần kinh đại tràng, và về lâu dài làm thay đổi chức năng đại tràng. Các dây thần kinh kiểm soát các cơ đại tràng. Các tổn thương được qui cho có liên quan đến sự co bóp và tống phân khỏi lòng đại tràng.

Sử dụng chất kích thích đại tràng làm xuất hiện chu kỳ bất thường, sau đó tổn thương có thể gây táo bón và phải cần dùng lượng chất kích thích nhuận tràng nhiều hơn nữa. Kể từ đó, người ấy chỉ đi tiêu được khi sử dụng chất kích thích nhuận tràng.

Cần giới hạn sử dụng các chất kích thích nhuận tràng do mối liên quan với tổn thương đại tràng lâu dài. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất