| Hotline: 0983.970.780

Tạo uy tín xuất khẩu lao động: Kinh nghiệm OLECO

Thứ Năm 10/02/2011 , 09:38 (GMT+7)

Cũng như nhiều DN làm về XKLĐ, hiện nay OLECO đã lên kế hoạch cho 1 năm với nhiều đột phá.

Oleco trao tiền đền bù cho thân nhân lao động bị tai nạn lao động tại UAE

Trong nhiều cuộc nói chuyện với PV NNVN về người lao động (NLĐ) VN ở nước ngoài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) Đào Công Hải nói rằng, 2011 sẽ là năm khởi sắc của XKLĐ. Thế nhưng ông lo ngại nhiều nhất là chuyện rất nhiều doanh nghiệp tỏ ra lúng túng khi giải quyết các vấn đề phát sinh cho NLĐ hay nói cách khác là tình trạng “đem con bỏ chợ”...

Trực thuộc Bộ NN- PTNT, hơn 20 năm làm công tác XKLĐ là lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ông Lê Xuân Luyện, Tổng giám đốc Cty Cổ phần Xây dựng, Dịch vụ và Hợp tác lao động (OLECO) chia sẻ một số kinh nghiệm mà Cty đã ứng nghiệm trong mấy chục năm qua.

Theo ông Luyện, cũng như nhiều DN làm về XKLĐ, hiện nay Cty đã lên kế hoạch cho 1 năm với nhiều đột phá. Cũng như các công ty khác, khi tuyển dụng lao động đi xuất khẩu, OLECO về tận địa phương, các huyện xã từ đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa phối hợp với chính quyền địa phương mở lớp tập huấn tư vấn cho NLĐ. Thậm chí các bậc cha mẹ, anh em của NLĐ cũng được nghe, tìm hiểu, giải đáp công tác XKLĐ các thị trường mà con họ sẽ đến làm việc. Đối với lao động có nghề cần qua các trường đào tạo như thợ hàn bậc cao, thợ cơ khí, lái máy... thì Cty thường phối hợp với các trường đào tạo nghề để tuyển dụng bởi OLECO cho rằng: trường nghề cũng là 1 nơi quan trọng có thể tuyển lao động có yêu cầu tay nghề cao.

Có thực mới vực được đạo

Ông Luyện cho hay, một trong các điều kiện bắt buộc của 1 doanh nghiệp XKLĐ là phải có cơ sở đào tạo. Nếu xem nhẹ công tác đào tạo đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ rủi ro cho người lao động và cho chính doanh nghiệp. OLECO hiện có Trường Trung cấp nghề Việt - Tiệp với gần 20.000 m2, đây là điều kiện thuận lợi và cũng là lợi thế của Công ty trong công tác XKLĐ. Để đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp, tránh rủi ro đối với lao động và người lao động, ngoài việc tìm đơn hàng tốt, đối tác tốt thì một trong những giải pháp quan trọng là đào tạo người lao động trước khi xuất cảnh phải thật tốt ở cả ba khâu: đào tạo giáo dục định hướng; đào tạo (bổ túc) ngoại ngữ; đào tạo (bổ túc) tay nghề cho người lao động. Trong 3 khâu đó không được xem nhẹ bất kỳ khâu nào.

Riêng với OLECO, nhờ làm tốt các khâu đó nên năm qua, tỷ lệ lao động do Cty đưa đi rủi ro rất thấp. Số lao động về nước trước hạn và số bỏ trốn trong 2 năm chưa quá 0,8%. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất thị trường, đơn hàng, mức độ lao động các địa phương đăng ký tham gia mà Công ty có hình thức đào tạo phù hợp, có thể đào tạo tại trường hoặc kết hợp mở lớp đào tạo tại địa phương. Nếu địa phương nào có số lượng lao động đi lớn thì Công ty tổ chức lớp học ngay tại địa phương để giảm thiểu kinh phí cho người lao động.

Không đem con bỏ chợ

“Không DN XKLĐ nào có thể tránh được rủi ro nhưng muốn tồn tại lâu dài thì đừng bao giờ có tư tưởng “đem con bỏ chợ” - đại diện OLECO hài hước. Tuy nhiên, vấn đề là phải xử lý rủi ro và đánh giá nguyên nhân để từ đó rút ra kinh nghiệm, tránh lặp lại. Vì vậy, theo ông Luyện, ngay khi có phát sinh phải phối hợp với đối tác để giải quyết ngay, không được để mâu thuẫn nẩy sinh và bùng phát. Ngay khi có rủi ro xảy ra, DN phải có trách nhiệm nghiêm túc cùng với người lao động giải quyết một cách hợp tình, hợp lý trên cơ sở đúng quy định của pháp luật. Đồng thời nếu người lao động không có lỗi ngoài việc giải quyết quyền lợi theo quy định của pháp luật thì DN cần hỗ trợ thêm cho người lao động.

Theo ông Tống Hải Nam - Trưởng phòng Thị trường LĐ (Cục quản lý lao động ngoài nước), hầu hết các thị trường mới, chi phí người lao động phải nộp khá cao. Ở thị trường Israel, tổng chi phí phải nộp khoảng 6.000 USD/người, thậm chí cao hơn tùy doanh nghiệp, trong đó riêng phí môi giới từ 3.000 USD – 4.000 USD. Sang Canada làm nông nghiệp, riêng phí môi giới đã là 6.000 USD/người. Lao động sang làm thời vụ nông nghiệp ở Thụy Điển đóng phí môi giới 2.000 USD/người.

Thế nhưng ở những thị trường này, Việt Nam chưa có quan hệ hợp tác lao động, chưa có BQL lao động, trong khi doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong quan hệ đối tác, khai thác hợp đồng, hạn chế về quản lý lao động đang làm việc. Đây chính là bất lợi lớn vì nếu rủi ro xảy ra, người lao động rất khó được bảo vệ và sẽ bị thiệt hại nặng về tài chính do phải tốn kém chi phí lớn trước khi đi.

Trong thời gian qua đặc biệt năm 2008 cho đến tháng 9/2010 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế mà OLECO cũng như nhiều DN khác lao động phải về nước trước hạn nhiều (tổng số 51 lao động phải về nước trước hạn) nhưng OLECO nhanh chóng thanh lý HĐLĐ cho nhiều đối tượng. Điển hình là trường hợp lao động Phạm Văn Tuân (quê Duy Tiên, Hà Nam) bị tai nạn giao thông chết tại UAE, ngoài việc Công ty thông báo với gia đình, địa phương cùng phối hợp tổ chức mai táng chu đáo thực hiện đúng trách nhiệm của mình, Cty còn yêu cầu chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường hoặc hỗ trợ cho người lao động. Sau hơn 1 năm kiên trì theo đuổi phía chủ sử dụng đã phải chấp nhận bồi thường cho lao động 56.000 USD, sau khi trừ chi phí luật sư, thân nhân người lao động còn nhận được 48.000 USD. Công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương và Cục QLLĐNN tổ chức trao tận tay vợ con, thân nhân người lao động.

Bên cạnh đó, nếu trường hợp do lỗi người lao động cố ý mà DN không giải quyết hoặc không thuyết phục được thì phải thông báo về gia đình, địa phương nơi cư trú để phối hợp giải quyết như trường hợp bỏ trốn. Lãnh đạo Cty OLECO cho rằng, nguyên nhân tình trạng trên là bởi công tác tuyển dụng, đào tạo, giải quyết những vấn đề phát sinh với người lao động giữa DN và các địa phương chưa cao, chưa có một văn bản pháp lý riêng đủ mạnh để tạo sự gắn kết giữa DN với địa phương hay thủ tục hành chính về tuyển người lao động ở địa phương còn khó khăn. Bên cạnh đó, chưa có sự phối kết hợp giữa DN, chính quyền địa phương và ngân hàng trong vấn đề giải quyết vốn vay cho người lao động.

DN kiến nghị, năm 2011 nhà nước nên ban hành văn bản quy định mối quan hệ giữa DN và địa phương mà cụ thể là Ban XKLĐ. Cho phép thành lập Quỹ xúc tiến XKLĐ tại các địa phương (đặc biệt tại các xã). Đồng thời bãi bỏ quy định DN về địa phương phải xin phép qua Sở LĐTBXH tỉnh, huyện... mà nên tăng cường giám sát các DN về địa phương. Có như vậy mới loại bỏ dần các “đầu mối” trung gian trong công tác XKLĐ, nguyên nhân khiến cho chi phí của NLĐ luôn cao.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm