| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn cho đại lý, khó cũng phải làm

Thứ Sáu 23/11/2012 , 11:06 (GMT+7)

Đến hẹn lại lên, vào cữ đầu đông hằng năm, Cty CP Phân bón Bình Điền lại phối hợp với đối tác Thái Sơn tổ chức các lớp “Tập huấn đại lý phân bón Đầu Trâu chuyên nghiệp”...

Ít DN làm được

Đến hẹn lại lên, vào cữ đầu đông hằng năm, Cty CP Phân bón Bình Điền lại phối hợp với đối tác Thái Sơn tổ chức các lớp “Tập huấn đại lý phân bón Đầu Trâu chuyên nghiệp” quy tụ từ 150 - 200 học viên. Năm nay Cty phải mở liền 2 lớp cho 316 học viên thuộc 14 tỉnh thành, từ Nghệ An ra đến tận Hà Giang.

Tôi bảo ông Lê Xuân Phương, GĐ Cty TNHH Thương mại - dịch vụ Thái Sơn, Tổng đại lý phân bón Đầu Trâu tại các tỉnh phía Bắc: “Lâu lâu làm một lớp được rồi, năm nào cũng làm thế này thì mệt quá, lại tốn kém nữa”.

Ông Phương giãy nảy: “Không được đâu anh. Tốn kém, vất vả mấy cũng phải làm vì đại lý là người đại diện của công ty tại địa phương. Đại lý không chỉ bán hàng thu tiền mà phải là tư vấn và chịu trách nhiệm với nông dân đến khi họ thu hoạch xong mùa vụ. Người bán hàng phải rất rành rẽ từng sản phẩm trước khi giao cho nông dân, muốn vậy cần tham gia các lớp tập huấn như thế này.

Các năm trước chúng tôi tập huấn chủ yếu cho đại lý cấp 1, năm nay mở rộng ra đến cấp 2 và cửa hàng bán lẻ. 10 năm qua, chúng tôi đã mở được 7 lớp tập huấn, cho gần 1.000 chủ và nhân viên bán hàng của các đại ở hầu khắp các tỉnh thành phía Bắc”.

Trong tình hình SXKD hiện nay, thật khó có DN nào làm được như vậy.

Cần thiết và bổ ích

Bà Trần Thị Hường ở thị trấn Vĩnh Quy, huyện Bắc Quang, Hà Giang nói: “ Tôi thấy các thầy giảng toàn những điều bổ ích và cần thiết như: Tình hình sử dụng phân bón khoáng trên thế giới và tại VN, các loại phân bón chính; vai trò của dinh dưỡng khoáng trong đời sống cây trồng; một số căn cứ bón phân hợp lý; kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV… rồi thương hiệu và ảnh hưởng của thương hiệu đến kết quả bán hàng; kỹ năng bán hàng; đặc biệt được nghe giảng về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý- kinh doanh phân bón.

Các thầy thì toàn là GS.TS, ThS đã và đang giảng dạy tại các trường đại học lớn, hoặc công tác tại Bộ NN-PTNT. Những người nông dân như chúng tôi có nằm mơ cũng không nghĩ lại được dự lớp học nghiêm túc như thế này".

Đúng là nghiêm túc, ông Nông Văn Thể ở Yên Nguyên, Chiêm Hóa, Tuyên Quang bày tỏ: “Về đây là dịp được giao lưu, thư giãn, du lịch; nhưng quả thật giao lưu thì được, chứ thư giãn thì không. Có tới 8 chuyên đề phải học và kiểm tra trong chỉ có 2 ngày, tôi phải dành cả buổi trưa, buổi tối ôn bài, mới đạt yêu cầu đấy. Cái bằng chứng nhận được in trên gỗ, có cả tiếng "Tây", rất đẹp, rất oách, tôi sẽ treo trang trọng tại cửa hàng nhà mình”.

Những bạn hàng chí cốt

Ông Nghiêm Quang Vinh ở xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội nói: “Lúc đầu bán phân Đầu Trâu, bà con không biết, tôi bảo nhà bà cấy mấy sào, giống lúa gì, ở cánh đồng nào… rồi tôi tính theo hướng dẫn trên bao phân, cân cho bà ấy đủ lượng, bảo về cứ thế mà bón, bón đúng thời gian kể từ ngày cấy, đến lúc cây lúa có “cứt gián” thì tới đây, tôi “bốc” cho mẻ đón đòng, dưỡng bông. Được học lớp này về, tôi càng có thêm kiến thức khoa học để “bốc phân” đúng, cho bà con đạt được năng suất cây trồng cao nhất”.

Bà Trịnh Thị Vân ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bán vật tư, phân bón đã 20 năm nay, nhưng chỉ mới bán phân bón Đầu Trâu được 3 năm. Bà bảo: “Lúc đầu người dân chưa tin phân Đầu Trâu, tôi phải bón thí điểm trên một mẫu ba ruộng nhà mình. Tôi bón 2 loại phân NPK của Bình Điền và LT theo đúng hướng dẫn của Cty. Kết quả khu ruộng bón Đầu Trâu đạt 3 tạ/sào, còn khu bón phân LT chỉ đạt 2,4 tạ. Từ lúc cấy, đến khi thu hoạch, tôi đều vừa làm, vừa hô hào bà con trong thôn, trong xã chứng kiến. Sau đó, thì tôi bán phân Đầu Trâu được”.

Ông Nguyễn Duy Hưng, chủ đại lý cấp 1 tại Lạng Sơn nói: “Mỗi khi có sản phẩm Đầu Trâu mới, tôi đều tổ chức SX trình diễn. Phải mất ít nhất 1 vụ, khi nông dân tận tường, mắt thấy, tay sờ, họ mới tin và mua sản phẩm mới của mình". Ông nhấn mạnh tiếng "mình".

Giá cả sẽ hợp lý hơn nữa

Đưa sản phẩm ra phục vụ nông dân phía Bắc đã tròn 10 năm, từ lượng tiêu thụ vài trăm tấn (năm 2002), đến gần 100 ngàn tấn (2012); tuy vậy nhà nông vẫn băn khoăn “Phân bón Đầu Trâu tốt lắm, nhưng giá bán hơi cao” - ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền khẳng định: “Bình Điền có chiến lược dự trữ nguyên liệu, nên luôn đưa đến cho nông dân những sản phẩm tốt với giá bán hợp lý, nằm trong các mặt hàng bình ổn giá của Chính phủ, giúp nhà nông giảm chi phí SX mà vẫn đạt năng suất tối ưu.

Các sản phẩm phân bón Đầu Trâu vừa được trao giải thưởng Bông lúa vàng VN lần thứ nhất - 2012 cũng chính là ở cái này. Được sự ưu ái, tin tưởng của địa phương, Bình Điền đã làm xong thủ tục để đầu năm 2013 sẽ khởi công xây dựng NMSX phân bón tại Ninh Bình, cố gắng đến cuối năm 2013 sẽ cho ra đời những tấn sản phẩm đầu tiên. Và như vậy, giá cả phân bón Đầu Trâu đến tay nông dân miền Bắc sẽ càng hợp lý hơn”.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm