| Hotline: 0983.970.780

Tập trung giảm tải 5 chuyên khoa

Thứ Tư 27/03/2013 , 12:57 (GMT+7)

Ngày 25/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm tải bệnh viện.

Ngày 25/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm tải bệnh viện. Theo đề án này, Bộ Y tế quyết tâm chấm dứt tình trạng quá tải bệnh viện vào năm 2020.

Hiện nay, nhu cầu khám và chữa bệnh của người dân tiếp tục gia tăng, năm 2012, số lượt khám chữa bệnh tăng 6,8%, nhu cầu điều trị ngoại trú tăng 10,8%, điều trị nội trú tăng 6% so với năm 2011. Đặc biệt, điều trị ngoại trú ở tuyến trung ương vẫn tăng cao nhất trong các tuyến, tăng 18%, điều trị nội trú ở tuyến này tăng 8,5% so với năm 2011.

Công suất sử dụng giường bệnh ở các bệnh viện hiện nay là 99,4%, trong đó nhiều bệnh viện tuyến trung ương đang có công suất sử dụng giường bệnh quá cao (trên 120%), nhưng cũng có rất nhiều bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, công suất sử dụng giường bệnh thấp (dưới 50%).

Những số liệu trên cho thấy, đa số bệnh nhân vẫn có xu hướng đổ về các bệnh viện tuyến trung ương, gây nên tình trạng mất cân đối trong ngành y tế và sự quá tải trầm trọng ở các bệnh viện tuyến trung ương.


Nỗi khổ chờ khám bệnh càng tăng khi đó là bệnh nhi

Để khắc phục tình trạng này, ngành y tế quyết tâm nâng cao năng lực của y tế cơ sở, giảm tình trạng bệnh nhân dồn về tuyến trên; phấn đấu nâng công suất sử dụng giường bệnh các các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện lên 60% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

Một trong những giải pháp được nhấn mạnh để giảm tình trạng quá tải bệnh viện được Bộ Y tế đưa ra là giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân thông qua việc cải tiến, rút ngắn quy trình khám chữa bệnh. Trước mắt, ngành y tế sẽ tập trung giảm tải ở 5 chuyên khoa đang quá tải trầm trọng nhất là: ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi thuộc các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và TP.HCM.

Bộ Y tế đã đề ra một loạt các giải pháp nhằm giảm tải và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh như: Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện, cải tạo khoa khám bệnh, mở rộng loại hình điều trị ngoại trú, cải cách thủ tục hành chính trong khâu khám bệnh; tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc,…

Đặc biệt, là mở rộng dịch vụ tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại (hình thức hẹn tái khám qua dịch vụ 1080) được triển khai hiệu quả tại một số bệnh viện như: Cấp cứu Trưng Vương, Nhân dân Gia Định, Nhi Đồng 1… (TPHCM).

Bộ Y tế cũng đang trong quá trình lấy ý kiến của các bệnh viện để rút ngắn quy trình khám chữa bệnh. Theo đó, từ quy trình 12 bước như hiện nay sẽ cải tiến, rút ngắn xuống còn 4 bước đối với khám bệnh lâm sàng, 6 bước đối với khám bệnh lâm sàng có xét nghiệm và 7 bước đối với khám bệnh lâm sàng có xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Với sự thay đổi này, việc thu phí khám chữa bệnh được thực hiện chỉ một lần/lượt khám và thủ tục cần 6 chữ ký của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với bệnh nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được rút ngắn còn 4 chữ ký. Quy trình này sẽ góp phần giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, đặc biệt là người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định rằng: Bệnh nhân phải mất thời gian rất nhiều ở khâu chờ lấy kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Do đó, các bệnh viện phải tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập hệ thống tự động hẹn trả kết quả xét nghiệm cụ thể theo từng mốc thời gian trong ngày, không để bệnh nhân phải chờ lấy kết quả kiểm tra mà kết quả này được nhân viên y tế chuyển thẳng về phòng khám. Các bệnh viện cần linh hoạt để tăng cường lực lượng y, bác sĩ vào buổi sáng – thời gian mà đa số người dân tập trung khám bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ tăng cường công tác chỉ đạo tuyến và đào tạo, chuyển giao dịch vụ kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới theo Đề án 1816; đào tạo chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 47, 930 và quy định chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề y tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất