| Hotline: 0983.970.780

Tàu ngầm làm từ... phế liệu

Thứ Năm 13/03/2014 , 10:05 (GMT+7)

Được gọi là nhà sáng chế nghiệp dư, Tao Xiangli đã mày mò, tìm kiếm các phụ tùng để chế ra chiếc tàu ngầm của riêng mình sau 18 tháng ròng rã.

Dù chỉ tốt nghiệp tiểu học và làm công nhân ở Bắc Kinh nhưng Tao Xiangli là một người có đam mê với những thiết bị điện, cơ khí phức tạp. Được gọi là nhà sáng chế nghiệp dư, Tao đã mày mò, tìm kiếm các phụ tùng để chế ra chiếc tàu ngầm của riêng mình sau 18 tháng ròng rã.

Tàu ngầm phế liệu

Với những vật dụng tưởng chừng đã bỏ đi, nhà sáng chế nghiệp dư đã làm được chiếc tàu ngầm hoàn chỉnh, có thể lặn, nổi an toàn. Đây được xem là bước đột phá của Tao trong sự nghiệp chế tạo của anh. Trước đó, anh chàng này đã từng có một số sản phẩm "lập dị" khác như máy sấy tóc kèm chức năng massage đầu hay máy đánh giày tự động.

Chiếc tàu ngầm của Tao nặng 800 kg và dài 6,5 m. Bên trong tàu là một khoang nội thất khá chật hẹp, chỉ dành cho một người điều khiển. Các bộ phận chính của tàu bao gồm đồng hồ đo áp, camera quan sát và một nguồn cấp oxy cho người lái. Con tàu di chuyển bằng động cơ điện ắc quy và có một thùng kiểm soát khối lượng nhằm tăng giảm độ sâu khi lặn.

Một chiếc tàu ngầm màu xanh đang lặn dưới nước khiến nhiều người ngạc nhiên và tò mò.
Mỗi lần thử nghiệm của Tao luôn thu hút được rất nhiều sự chú ý của đám đông. Một trong số những người đến xem anh cho tàu lặn thử nói: “Tôi thấy điều này rất thú vị. Chưa bao giờ tôi nghĩ có thể nhìn thấy một chiếc tàu ngầm lặn giữa hồ nước của Bắc Kinh”.

Hi vọng của Tao là có thể thu hút được sự đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân nào đó quan tâm đến tàu ngầm. Anh mong muốn sẽ được mở rộng quy mô SX, làm nhiều người biết đến mình hơn.

Ngoài ra, Tao cũng trang bị cho con tàu hệ thống đèn pha ở mũi để di chuyển trong điều kiện tối. Một kính tiềm vọng ở phần đỉnh tàu giúp người điều khiển có thể quan sát được trên mặt nước khi lặn ở độ sâu 10 m.

Phần chính của thân tàu được làm từ những thùng kim loại đơn giản. Bằng sự mày mò, tìm kiếm kỳ công mà Tao đã giảm được tối đa chi phí chế tạo. Cỗ máy từ khi còn là ý tưởng cho đến lúc lặn thành công chỉ tiêu tốn của anh 4.400 USD.

Khi được hỏi về quá trình chế tạo con tàu, Tao nói với Hãng tin Reuters: “Rất nhiều bộ phận của tàu được làm từ đồ phế liệu. Tôi kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra được những bộ phận không bao giờ bán sẵn trên thị trường. Vừa tốt mà vừa tiết kiệm”.

Tuy nhiên, quá trình chế tạo và đưa con tàu vào sử dụng không hề dễ dàng. Ở Trung Quốc, chưa có cơ chế và cơ quan chủ quản có khả năng cấp giấy phép sử dụng cho tàu ngầm tự chế, điều này đã ngăn cản Tao đưa con tàu của mình vào khai thác.

Ngoài ra, ở Bắc Kinh cũng không có nhiều khu vực đường thủy đảm bảo được khả năng di chuyển của chiếc tàu ngầm đặc biệt này. Để thử nghiệm quá trình lặn, nổi cho tàu ngầm, Tao đã chọn một hồ chứa nước trong thành phố.

Đam mê sáng chế

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, Tao đã phải bỏ học khi chưa hoàn thành tiểu học vì gia đình không còn đủ khả năng chi trả cho các khoản học phí của anh.

Sau khi chuyển đến thủ đô, chàng trai đã làm nhiều nghề để kiếm sống, trong đó gắn bó nhất là chạy việc cho một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, đó không phải là công việc khiến Tao hài lòng.

tau-ngam-2-anh-2140653173
Bên trong tàu ngầm tự chế của Tao Xiangli, sử dụng động cơ điện để di chuyển

Để theo đuổi đam mê sáng chế, Tao chuyển sang làm phục vụ ca đêm cho một quán karaoke ở Bắc Kinh. Thời gian ban ngày anh dành cho nghiên cứu và chế tạo các cỗ máy theo ý thích của mình. Tất cả thu nhập từ việc làm quán karaoke anh đổ hết vào mua các linh kiện để chế tạo ra các cỗ máy.

Không chỉ chế tạo tàu ngầm, Tao còn khiến dư luận phải chú ý khi tự mình chế ra con robot khổng lồ từ những phụ tùng phế liệu. Robot của Tao cao gần 2 m, chiều ngang 90 cm, được kết nối với nhau bằng hệ thống ốc vít chứ không cần đến các mối hàn. Thậm chí, cánh tay của nó còn có hệ thống cảm biến áp suất để cầm, nắm.

Khi nói về đam mê của mình, Tao chia sẻ, anh chỉ có 2 thứ là tài năng và sự cô đơn. Anh cảm thấy hạnh phúc khi chế tạo được một sản phẩm hoạt động tốt, nhưng đôi khi mọi người không hiểu về điều anh đang làm.

Tao nói: “Tôi đã cố gắng và tin rằng sẽ nhận được kết quả tốt sau khi đã thành công. Tôi muốn theo đuổi ước mơ của mình, mọi phát minh của tôi là để mọi người biết đến. Nếu không tiếp tục sẽ không ai biết tôi là ai”.

Anh nói muốn truyền cảm hứng cho những người có hoàn cảnh giống như mình, một người chưa học hết lớp 5 vẫn có thể chế tạo được những sản phẩm như tàu ngầm hay robot thông minh.

Làm tàu ngầm dễ hay khó?

Không chỉ ở Trung Quốc, Việt Nam cũng đã có người tự chế ra tàu ngầm, mặc dù còn chưa được đưa vào sử dụng. Thậm chí, ở một số quốc gia Nam Mỹ như Mexico, Colombia các băng đảng buôn bán ma túy cũng tự chế ra tàu ngầm để vận chuyển hàng cấm qua biên giới.

Để chế tạo ra một chiếc tàu ngầm có một số điều kiện bắt buộc. Đầu tiên là nó phải có khả năng lặn, nổi chủ động. Để làm được điều này, mỗi tàu ngầm sẽ được trang bị một thùng rỗng, khả năng lặn và nổi của tàu được điều khiển bằng cách cho nước ngập vào trong.

Sau đó là động cơ của tàu, giúp chúng di chuyển dưới nước một cách chủ động. Với tàu ngầm hải quân, người ta sử dụng động cơ diesel/điện hoặc ở một số lớp tàu ngầm hiện đại là động cơ hạt nhân, tăng tốc độ và thời gian hành trình.

Tuy nhiên, trong các tàu ngầm tự chế, đa số động cơ được sử dụng là động cơ điện, chạy bằng ắc quy công suất nhỏ. Vì vậy, tốc độ của các tàu ngầm này chỉ đạt được khoảng 10- 20 km/h.

Quá trình di chuyển của tàu ngầm được điều khiển bằng chân vịt và các bánh lái. Với các tàu ngầm hiện đại, chúng có thể được trang bị con quay hồi chuyển nhằm giữ cân bằng và định hướng cho tổ lái. Tuy nhiên, trong các tàu ngầm tự chế vẫn chỉ sử dụng bánh lái đơn giản.

Một điểm quan trọng nữa của tàu ngầm là hệ thống cung cấp khí. Những tàu ngầm cỡ lớn có thể được trang bị máy tạo oxy hoặc dùng các bình nén dự trữ. Với nhiệm vụ làm mới lượng oxy có trong không khí, loại bỏ CO2, do nếu lượng khí này tăng lên quá cao sẽ trở thành một chất độc và loại bỏ độ ẩm do con người tạo ra khi thở ra.

Ở các tàu ngầm tự chế như của Tao, thời gian lặn không lâu và độ sâu không lớn nên hệ thống cấp khí chỉ là các bình khí nén sẵn, cung cấp cho người điều khiển bên trong khoang.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm