| Hotline: 0983.970.780

Tàu sân bay, Trung Quốc đang muốn gia tăng tầm ảnh hưởng?

Thứ Ba 16/05/2017 , 13:15 (GMT+7)

Các nhà phân tích trong nước từng nói Trung Quốc cần ít nhất 5-6 tàu sân bay. Roggeveen nói hàng không mẫu hạm mới sẽ tăng cường năng lực của Hải quân Trung Quốc...

Tàu sân bay Type 001A được hạ thủy chỉ ba ngày sau ngày kỷ niệm thành lập Hải quân Trung Quốc lần thứ 68, trong bối cảnh một nước Trung Quốc đang muốn gia tăng tầm ảnh hưởng đối với các vấn đề an ninh biển trong khu vực, theo nhận định của tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng (Hong Kong).

“Đó là biểu tượng sức mạnh công nghệ của Trung Quốc, năng lực công nghiệp và sức mạnh tổng hợp”, một người dùng mạng viết trên trang nhắn tin Weibo rất phổ biến ở Trung Quốc.
 

Nước lớn cần vũ khí lớn

Một người dùng mạng khác thì đề cập nỗi nhục của Trung Quốc trong thế kỷ 19 khi quân nhà Thanh bị hải quân Nhật Bản đánh bại. Người này nói, đại ý rằng “một đất nước vĩ đại như Trung Quốc cuối cùng cũng tự làm được vũ khí lớn”.

Tàu Type 001A dài 315m, rộng 75m, tốc độ hành trình được nói ở mức 57km/h. Tàu này lớn hơn tàu Liêu Ninh một chút. Sự khác biệt là hầm để máy bay được mở rộng hơn để có thể chứa thêm các tiêm kích trên hạm J-15, trên boong cũng rộng hơn để có thêm chỗ cho trực thăng và các loại máy bay khác.

11-50-27_19bfn2lub6qofjpg
Một chiếc J-15 (hàng nhái dòng Su-33 của Nga) đang tập cất cánh kiểu sky-jump trên tàu Liêu Ninh (i.kinja-img.com)

“Phần khung thân tàu đã hoàn tất, với những phần lắp đặt chính bao gồm hệ thống động lực và điện”, Tân Hoa Xã tường thuật. “Trong giai đoạn tới sẽ lắp đặt máy phát điện, động cơ, các thiết bị nội thất và hệ thống vũ khí”, Trung Quốc nhật báo trích lời một quan chức quân sự cho biết.

Chuyên gia quân sự Wang Xiaoxuan viết trên Trung Quốc nhật báo: “Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ chiếm 1,28% GDP, trong đó 10% được chi cho hải quân và đây là mức thấp nếu so với Mỹ, Nga và Ấn Độ. Trung Quốc phát triển các tàu sân bay chỉ vì mục đích phòng vệ. Trung Quốc không có ý định thách thức các nước khác”.

Tuy nhiên, theo nhận định của tờ Hindustan Times (Ấn Độ), những lời của ông Wang cần chứng cứ thuyết phục hơn.

Bởi đầu năm 2017, nhóm tàu sân bay của Trung Quốc do tàu Liêu Ninh dẫn đầu, đi kèm là các tàu khu trục và tiêm kích trên hạm J-15 cùng các trực thăng, đã băng qua biển Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông, các khu vực Bắc Kinh có tranh chấp lãnh hải.

Đội hình này cũng đi ngang qua các eo biển Miyakato, Bashi và Đài Loan, theo tuyên bố của Hải quân Trung Quốc.

Các động thái này, theo tờ Hindustan Times, sẽ được Ấn Độ theo dõi chặt chẽ. Trong thời điểm này, Ấn Độ cũng đang đóng chiếc hàng không mẫu hạm theo thiết kế trong nước đầu tiên, tàu Vikrant.

Tàu Vikrant có kích cỡ nhỏ hơn, chỉ 40.000 tấn, nghĩa là mang được ít chiến đấu cơ phản lực và trực thăng hơn. Công việc đóng tàu này bắt đầu từ năm 2009 và được hạ thủy năm 2011 nhưng khó có thể hoàn thành trước năm 2023, tức là ba năm sau tàu Type 001A.

Hiện nay, Ấn Độ có duy nhất một tàu sân bay hoạt động, chiến hạm INS Vikramaditya, là đồ “second-hand” mua lại từ Nga và tân trang.

Dù Type 001A vẫn còn kém xa các hàng không mẫu hạm Mỹ về mặt công nghệ, chuyên gia viện Lowy (Australia), ông Sam Roggeveen cho rằng đây vẫn là bước tiến quan trọng và là nền móng cho những tàu sân bay sau này của Trung Quốc.

“Có lẽ nó (Type 001A) được thiết kế chỉ để đưa Trung Quốc bước vào cuộc chơi hàng không mẫu hạm, và trong khi thiết kế lần này chỉ là vài cải tiến (dựa trên chiếc tàu sân bay đầu tiên) nhưng những chiếc tiếp theo, thậm chí có thể đang được đóng, sẽ gần với thiết kế của các tàu sân bay Mỹ”, ông Roggeveen nói với đài CNN.

Mặc dù các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói nước này chỉ chi 1,28% GDP cho quân sự, nhưng nước này vẫn đứng thứ hai trong số các nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất. CNN nói ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh ước tính ở mức 148 tỷ USD, chỉ sau Mỹ, sau khi hồi đầu năm 2017 nước này tuyên bố tăng ngân sách cho quốc phòng thêm 7%.
 

Công nghệ lạc hậu

Các nhà phân tích trong nước từng nói Trung Quốc cần ít nhất 5-6 tàu sân bay. Roggeveen nói hàng không mẫu hạm mới sẽ tăng cường năng lực của Hải quân Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực biển Đông. Điểm yếu là tàu này dựa nhiều vào các công nghệ lạc hậu.

11-50-27_ins_vikrnt_being_undocked_t_the_cochin_shipyrd_limited_in_2015_07
Ấn Độ cũng đang tự đóng tàu sân bay đầu tiên, chiến hạm Vkrant (wikipedia.org)

“Tàu này vẫn dùng công nghệ phóng máy bay kiểu nhảy cầu (sky-jump), tạo đường dốc 15% ở mũi tàu giúp máy bay có thêm lực nâng”, vị chuyên gia Australia nói. “Điểm yếu là thiết kế này khiến máy bay không thể mang nhiều vũ khí, khác với tàu sân bay của Mỹ, được trang bị máy phóng hơi nước giúp máy bay mang nhiều vũ khí hơn”.

Tuy nhiên, loại thiết kế này dễ thực hiện và vận hành hơn kiểu máy phóng của Mỹ, và giá thành còn thấp hơn nhiều. Điều này đặt ra cho các nhà quân sự Trung Quốc một lựa chọn: kiểu tàu sky-jump chỉ phù hợp cho các máy bay chiến đấu có tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng cao nhằm đạt tốc độ đủ để cất cánh. Một số loại chiến đấu cơ, ví dụ J-15 có công suất động cơ đủ để cất cánh mà vẫn mang được vũ khí cũng một số lượng nhiên liệu vừa đủ. Các máy bay có tốc độ cận âm, ví dụ máy bay vận tải, máy bay cảnh báo sớm và máy bay chống ngầm không thể cất cánh trên tàu Type001A. Hệ quả là cụm tàu chiến đấu bị giảm sút năng lực hỗ trợ trên không và chỉ có thể trông đợi nhiệm vụ này ở các máy bay lên thẳng vừa chậm vừa nhỏ hơn.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm