| Hotline: 0983.970.780

Tàu sân bay USS Carl Vinson mang theo bật lửa Zippo

Chủ Nhật 18/03/2018 , 13:15 (GMT+7)

Hơn 50 năm sau kể từ ngày lính Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, tàu sân bay USS Carl Vinson quay trở lại và tiếp tục mang theo “hộp quẹt” Zippo. Nhưng thân chiếc Zippo này đã được khắc họa sẵn hình ảnh tàu sân bay và bên dưới là dòng chữ “The gold eagle”...

11-04-14_2-2-tu-ho-ve-
Tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer hộ tống tàu sân bay USS Carl Vinson vào thăm Đà Nẵng tháng 3/2018

Lúc 9 giờ sáng ngày 5/3/2018, các báo điện tử đã bắt đầu loan tin: “Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Hoa Kỳ” đang tiến vào Đà Nẵng. Cụm từ “tiến vào” thoạt nghe qua có vẻ đầy nghiêm trọng. Nhưng đây là một cuộc thăm viếng xã giao hòa bình. Người dân thành phố biển lần giở lại những hồi ức hơn nửa đời người và cụm từ “Zippo” lại tiếp tục được hâm nóng.
 

Hơn 50 năm trước

Thời gian tựa thoi đưa. Quay lại bức tranh quá khứ của Đà Nẵng hơn 50 năm về trước, cũng vào lúc 9 giờ ngày 8/3/1965, binh lính đóng ở Đà Nẵng đã thốt lên “cái quái gì thế này?”. Không ai biết điều đang xảy ra là cái gì, kể cả những người đang ngồi ở chóp cao nhất của chính quyền Sài Gòn. Vì nhìn ra biển xuất hiện hàng loạt xà lan tự hành giống các tàu đổ bộ lên bãi biển Noormandie của quân đội đồng minh vào ngày 6/6/1944 để tấn công phát xít Đức. Nhưng hình ảnh lần này là một bãi biển cách nước Pháp khoảng 15 giờ bay, đó là Đà Nẵng, Việt Nam. Chiến dịch đổ bộ mang tên Red Beach Two, đánh dấu việc Mỹ chính thức tham chiến và ồ ạt đưa quân vào Việt Nam.

Báo chí thời đó đã đề cập về việc Lầu Năm Góc đã loan tin trước 2 ngày và úp mở sẽ có một cuộc đổ bộ, nhưng địa điểm ở đâu thì không đề cập. Thủ tướng Chính phủ Sài Gòn lúc đó là Phan Huy Quát đã vội vàng ra thông cáo báo chí. Chính quyền ở Đà Nẵng đã hối hả mang vòng hoa đến khoác lên cổ lính Mỹ, trong đó có viên tướng Karch. Viên tướng này từng sống sót qua các trận chiến ở Saipan, quần đảo Mariana trên Thái Bình Dương và đánh bại quân Nhật, khiến viên tướng Yoshitsugu Saito mổ bụng tự sát, sau khi đánh bức điện cuối cùng về cho Thiên Hoàng Showa.

Ngày 8/3/2018, tức hơn 50 năm sau, thế hệ con cháu của những người lính từng tham chiến ở Việt Nam đã quay trở lại. Buổi họp báo được tổ chức ngay tại cầu cảng Tiên Sa. Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng Lâm Quang Minh và Phó đô đốc Philip G. Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7, Hải quân Hoa Kỳ đồng chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí. Chuẩn đô đốc John Fuller là người da màu, ngồi ở góc trái của dãy bàn và ngay từ đầu đã trịnh trọng giới thiệu “Kính chào quý vị, tôi tên là Jon Foler, chuẩn đô đốc, Tư lệnh của nhóm tàu sân bay số 1, hôm nay tôi rất là vui vì vinh dự có mặt tại TP Đà Nẵng”.

Sau này chia sẻ với báo giới, quân nhân này cho biết, cha mình từng tham chiến ở Việt Nam trước năm 1975 và nhấn mạnh: “Cha tôi sẽ tự hào vì sau 40 năm con trai lại có mặt ở Việt Nam trong hòa bình, hữu nghị và nhận được sự chào đón nồng nhiệt". 
 

Người Đà Nẵng hỏi 'hộp quẹt' Zippo

Cầu Thuận Phước xuất hiện nhiều người dân Đà Nẵng đến để quan sát tàu sân bay lần đầu tiên xuất hiện. Cung đường lên đèo Hải Vân thì càng đông đảo xe máy rú ga. Vì từ trên cao có thể nhìn rõ toàn cảnh tàu sân bay cùng tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer.

11-04-14_5-linh-my-bn-zippo
Lính Mỹ bán máy lửa Zippo bên cạnh một chiếc công ten nơ cũ ở cầu cảng Tiên Sa

Ông Nguyễn Văn Hòa là một người dân thường theo dõi báo chí và cho biết: “Cách đây 2 năm, thành phố tổ chức Hội thảo 50 năm lính Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, bữa ni lại thấy tàu sân bay vô nên bà con háo hức đi xem và mong mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng tốt đẹp”. Một số người lớn tuổi khác thì tò mò đặt câu hỏi khiến nhiều người rộ lên cười và tán đồng: “Chớ bộ họ có đem cái hộp quẹt Zippo màu trắng, màu vàng vô đây bán không con?”.

Tuần dương USS Lake Champlain và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer quả là có mang theo cái hộp quẹt (bật lửa) Zippo. Cuộc chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nhưng hóa ra, nhắc lại chuyện lính Mỹ thì người dân vẫn chỉ nhớ mỗi cái Zippo gắn với những câu chuyện được khắc trên bật lửa. Tại chân cầu thang lên tàu khu trục, hai binh sĩ Gonzales và Hrode House bày bán cho khách tham quan mũ lưỡi trai và phù hiệu của tàu. Chỉ có khách mời và có thẻ mới được lên tàu. Vậy nhưng 2 ngày sau, báo giới loan tin bật lửa Zippo đã “cháy” hàng, bán được 1.000 cái. Nhiều người nhận định, nếu mang Zippo ra đặt bán ở đầu cầu sông Hàn thì chắc được cỡ chục ngàn cái.

Vì sao mà những người dân lớn tuổi lại hỏi về cái Zippo? Vì những hình ảnh đầu tiên về lính Mỹ tại Việt Nam và được các phóng viên nước ngoài ghi lại, đó là bật quẹt lửa Zippo để đốt nhà dân, đốt chuồng bò, đốt mía, lúa… Nhưng sau vài năm, chiếc bật lửa này lại trở thành nơi để người lính khắc họa ngắn gọn tâm trạng chiến tranh. Có bật lửa được khắc cây thánh giá cắm xuống 2 trái tim và phía trên có chữ Việt Nam, có chiếc được khắc dòng "War is hell" (chiến tranh là địa ngục), "Fighter by day lover night drunkard by choice marine by mistake" (ngày là chiến binh, đêm là người tình, say xỉn do chọn lựa, đi lính thủy quân lục chiến là một sai lầm).

11-04-14_dy-du-cc-chien-truong-tung-dong-qun-chien-du-voi-loi-nhn-gui-chien-trnh-l-di-nguc

Hơn 50 năm sau kể từ ngày lính Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng, tàu sân bay USS Carl Vinson quay trở lại và tiếp tục mang theo “hộp quẹt” Zippo. Nhưng thân chiếc Zippo này đã được khắc họa sẵn hình ảnh tàu sân bay và bên dưới là dòng chữ “The gold eagle” (đại bàng vàng). Đại bàng vàng là biểu tượng của con tàu. Chiếc Zippo này càng hấp dẫn hơn Zippo khắc 2 tàu tuần dương và khu trục, vì đây là tàu sân bay từng thủy táng trùm khủng bố Bin Laden.
 

Nét mặt người Việt Nam

Marissa Cruz  và một nữ quân nhân khác có mặt từ rất sớm, trước khi tổ chức cuộc họp báo tại cầu cảng Tiên Sa. Phóng viên không nắm được chức danh, nhiệm vụ của 2 nữ quân nhân này là gì. Nhưng nhìn nét mặt nghiêm nghị, luôn đeo kính đen, từ chối chụp ảnh chung, ngại để chụp bảng tên, vì vậy tôi phán đoán đây là nhân viên an ninh của đoàn tàu. Đà Nẵng và các vùng phụ cận là nơi Mỹ đã gây ra nhiều chết chóc, vì vậy, về mặt an ninh, công tác kiểm soát phải được tiến hành chặt chẽ. Nếu hiểu theo kiểu phương Tây là những cá nhân nào đó từng có người thân chết trong chiến tranh có thể sẽ trở nên quá khích.

11-04-14_3-ve-cng-thng-khong-con
Marissa Cruz (ảnh bên phải) có vẻ hơi căng thẳng, nhưng sau đó đã nở nụ cười và tỏ lòng ân cần trước các trẻ em bị nhiễm chất độc da cam

Ngày 7/3, các quân nhân tổ chức thăm Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam ở xã Hoài Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Khoảng 20 quân nhân có mặt trước để lo công tác chuẩn bị. Nét mặt của nhiều người hơi căng, vì xung quanh họ là những đứa trẻ tật nguyền. Nhiều em bị thiểu năng trí tuệ nên nói gì cũng cười, ánh mắt vô định. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Kon Tum là những địa phương có rất nhiều nạn nhân chất độc da cam.

Gần kết thúc buổi giao lưu, tôi mới thấy lần đầu tiên Marissa Cruz nở nụ cười và ân cần với những đứa bé. Nét nghiêm nghị đã buông trôi trên khuôn mặt của cô. Những đứa trẻ nạn nhân chất độc da cam có thể để lại mối hận thù nào đó cho người thân? Nhưng không, toàn bộ trung tâm đón các quân nhân Mỹ bằng nụ cười. Đại tá cựu chiến binh Tô Năm, người phụ trách trung tâm phát biểu: “Chúng tôi khép lại quá khứ và hy vọng sai lầm này sẽ không lặp lại”. Cô giáo Phan Thị Thanh cho biết “mong đoàn Mỹ quay trở lại giúp đỡ trẻ em”.

Giây phút cuối cùng chia tay trung tâm, người đàn ông già nhất trong đoàn và có lẽ là nhân vật quan trọng mới chính thức bước ra đại diện tặng cho đại tá Tô Năm biểu tượng tàu sân bay USS Carl Vinson. Suốt thời gian giao lưu, người đàn ông này không ngồi một chỗ mà rảo khắp phòng để nhìn ánh mắt của nhiều người, nhưng chắc chắn rằng, ông không thấy sự hằn học, mà chỉ thấy sự thân thiện và bao dung của người Việt Nam.

11-04-14_4-qun-nhn-dmie-stll-ryn-
Quân nhân Damie Stall Ryan hướng dẫn cháu Võ Thị Hòa nạn nhân da cam vẽ bức tranh hòa bình

(Kiến thức gia đình số 11)

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất