| Hotline: 0983.970.780

Tay hòm chìa khóa

Thứ Ba 05/03/2013 , 10:36 (GMT+7)

Chuyện “ai giữ tiền” luôn là đề tài “nhức nhối” muôn thuở trong các cặp vợ chồng.

Chuyện “ai giữ tiền” luôn là đề tài “nhức nhối” muôn thuở trong các cặp vợ chồng. Bởi ngoài người vợ ra, không ít các ông chồng cũng muốn giành quyền làm “tay hòm chìa khóa” để tiêu pha theo ý của mình, khỏi phải nghe lời càm ràm mỗi khi xòe tay xin tiền vợ. Thực tế đó cũng thường xảy ra ở mỗi gia đình. Vậy ai là “tay hòm chìa khóa” mới hợp lý? Vợ hay chồng?

Khổ vì bảo vợ đưa tiền

Tuấn được xem như là một người chồng “ngoan hiền” nhất trong cơ quan, vì mỗi lần lĩnh lương về là anh đều đưa hết cho vợ, kể cả các khoản “phụ thu” khác. Anh chỉ giữ lại cho mình một ít gọi là tiền cà phê và phòng hờ chiếc xe gắn máy bị nằm đường.

Với tinh thần làm việc cầu tiến như Tuấn, chỉ sau 3 năm anh được đề bạt lên làm chức trưởng phòng. Cũng từ đấy, lịch ngoại giao của anh bắt đầu dày đặc. Mỗi lần đi bia bọt với bạn bè, tiếp khách hàng hay đi dự tiệc cưới hỏi là anh phải bảo vợ đưa tiền. Khổ nỗi, lúc trước việc ngoại giao của anh không nhiều nên khi bảo vợ đưa tiền là cô ấy vui vẻ đưa ngay. Còn bây giờ tiệc tùng liên tục đã làm cho vợ Tuấn chóng mặt, nên trước khi đưa tiền là cô thường hay nhăn nhó, cằn nhằn.

Dần dần, chuyện Tuấn bảo vợ đưa tiền không còn là sự “đồng ý” mà thay vào đó là sự “miễn cưỡng”. Vợ Tuấn chì chiết chồng: “Ăn nhậu gì mà lắm thế? Không biết tiếc tiền à…”. Tuấn rất giận vợ, nhưng vì có tính “nhu” nên anh chỉ nhoẻn miệng cười cho qua chuyện. Rồi một lần, Tuấn đi bia bọt với khách hàng đến 0 giờ mới về nhà. Vợ Tuấn vẫn chưa ngủ, thấy chồng về, chị liền hỏi tới tấp: “Tiền em đưa cho anh lúc sáng còn không? Lại ăn nhậu hết rồi à?… Máu nam nhi nổi lên sùng sục vì vợ xem thường mình quá đáng, Tuấn đã giở thói vũ phu đánh vợ.

Sau chuyện đó, Tuấn quyết không đưa cho vợ giữ một đồng xu nào nữa, mà mỗi ngày anh đưa cho vợ đủ số tiền mua vật dụng sinh hoạt trong nhà và tiền tiêu vặt.

Khổ vì giữ tiền thay vợ

Nghĩa là một anh chàng kỹ tính “đàn bà”, bởi mới cưới vợ chưa được một tháng mà anh đã tuyên bố với vợ rằng mình sẽ là “tay hòm chìa khóa”. Vốn dĩ vợ Nghĩa cũng là dân công chức, nên ngay sau tháng lĩnh lương đầu tiên (tính từ ngày hai người cưới nhau) chị đã đưa hết cho Nghĩa số tiền mà mình lĩnh được. Mỗi lần mua một thứ gì dùng trong nhà là chị đều bảo Nghĩa đưa tiền. Vốn là một tay keo kiệt, Nghĩa thường hay “ngắt nhéo” từng đồng khi đưa tiền cho vợ. Vợ Nghĩa là một người phụ nữ hiền thục nên chị không phiền hà gì chồng, đưa bao nhiêu thì chị lấy bấy nhiều, không đòi hỏi thêm. Nhiều lúc chị muốn tạo sự bất ngờ cho chồng bằng một món quà nho nhỏ, nhưng rồi nghĩ đến việc bảo chồng đưa tiền thì chị lại thôi.

Nhưng chỉ hơn một tháng sau thì “thủ quỹ từ chức”. Bởi Nghĩa đã quá mệt mỏi với cái việc sáng nào cũng nghe vợ thỏ thẻ với mình rằng: “Anh ơi, đưa tiền cho em đi chợ. Anh ơi, đưa tiền cho em mua bột giặt…”. Bây giờ thì anh mới hiểu, thực sự chuyện giữ tiền không đơn giản chút nào và càng không đơn giản hơn khi người đàn ông giữ nó. Từ đó, anh giao quyền “thủ quỹ” lại cho vợ, và xem ra chuyện “kẹo kéo” của anh cũng giảm được vài phần.

Hãy dân chủ trong chuyện giữ tiền

Quả thật chuyện giữ tiền không đơn giản chút nào. Chính vì lẽ đó cho nên đàn ông không thể nào đảm nhiệm chức “thủ quỹ” được, bởi tất cả những vật dụng sinh hoạt trong gia đình đều một tay phụ nữ quán xuyến. Họ cần tiền để trang trải cho đời sống gia đình từ A đến Z. Chẳng nhẽ mỗi lần mua một hộp kem đánh răng, người vợ lại bảo “Anh ơi, kem đánh răng hết rồi, đưa tiền cho em mua…” hay sao?

Nhưng không phải vì thế mà phụ nữ lại lạm dụng quyền “thủ quỹ” bằng cách vung tay quá trớn, đến nỗi thâm hụt “ngân quỹ”. Điều đáng nói hơn là không nên tiếc với chồng mình khi anh ta cần tiền vào một việc chính đáng. Hãy vui vẻ đưa cho anh ấy, nhưng cũng đứng quên nói rằng: “Anh cứ giao thiệp rộng nếu thấy cần, nhưng cũng đừng nên xa xỉ quá anh nhé!”. Tuyệt đối không được chì chiết, nhăn nhỏ và tỏ thái độ miễn cưỡng khi đưa tiền cho chồng, điều đó khiến cho anh ấy nghĩ rằng vợ đang xem thường mình và sẽ dẫn đến gia đình có một cuộc cãi vã.

Hãy sống theo tính dân chủ, ai cũng có quyền được sử dụng số tiền mà một trong hai người làm ra, nhưng khuyến khích vào những mục đích chính đáng. Khi đã cưới nhau, đương nhiên tiền riêng vẫn là tiền chung, bởi tục ngữ có câu “của chồng công vợ”. Người chồng nên nhớ rằng phía sau sự thành công của mình luôn có bóng dáng của vợ, dẫu họ chỉ là bà nội trợ trong nhà không đi làm như mình. Tuyệt đối không nên tranh chấp về vấn đề “ai sẽ là thủ quỹ”, kẻo chuyện tế nhị này lan ra ngoài thì không ổn. Hãy cùng nhau xâu dựng tình cảm lẫn tài chính cho cuộc sống gia đình ngày một hạnh phúc hơn.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.