| Hotline: 0983.970.780

Tây Nguyên cận kề đại hạn

Thứ Hai 04/10/2010 , 09:07 (GMT+7)

Đã cuối mùa mưa nhưng hệ thống thuỷ lợi của các tỉnh Tây Nguyên vẫn khô cạn, phơi đáy. Kế hoạch sản xuất vụ ĐX bị đe dọa, khiến cho ngành chức năng đứng ngồi không yên.

Nếu không mưa vụ Đx tới đăk lăk sẽ phải dùng máy bơm chống hạn

Đã cuối mùa mưa nhưng hệ thống thuỷ lợi của các tỉnh Tây Nguyên vẫn khô cạn, phơi đáy. Kế hoạch sản xuất vụ ĐX bị đe dọa, khiến cho ngành chức năng đứng ngồi không yên.

Hiếm khi xảy ra 

Hàng ngàn ha cây trồng các loại của tỉnh Gia Lai bị hạn ngay giữa vụ hè thu, tức là hạn hán giữa mùa mưa, điều hiếm khi xảy ra. Lượng mưa từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh này mới chỉ đạt khoảng 900mm, chỉ bằng 50 – 60% so với mọi năm. Nếu từ nay đến hết tháng 10 vẫn không có mưa thì vụ ĐX tới hạn hán mới diễn thực sự khủng khiếp. Ông Trương Vân, Giám đốc Cty TNHH MTV KTCTTL Gia Lai cho hay: Hiện chúng tôi đang quản lý 12 công trình thuỷ lợi, tuy nhiên đến đầu tháng 10 lượng nước tại các hồ mới chỉ đạt khoảng 50% so với dung tích thiết kế, các hồ vẫn còn thiếu 5 – 7m nước so với mực nước dâng bình thường.

Cụ thể hồ Ayun Hạ lớn nhất Tây Nguyên có dung tích thiết kế 258 triệu m3 nước nhưng đến nay mới tích được khoảng 150 triệu m3 nước, hồ Ayun tại huyện Chư Sê mới tích được 6 triệu m3 nước/14 triệu; hồ Biển Hồ dung tích 40 triệu m3 nhưng đến nay mới tích được 16 triệu m3… Trong vụ ĐX tới, nhiệm vụ của Cty là cấp nước tưới cho 18.000ha lúa và 5.000 ha cà phê, tuy nhiên với tình trạng này thì vụ ĐX tới sẽ không tài nào đáp ứng nổi.

Cùng chung cảnh ngộ, mặc dù chỉ còn khoảng một tháng nữa là Đăk Lăk kết thúc mùa mưa, nhưng 10 hồ chứa nước do Cty TNHH MTV KTCTTL Đăk Lăk (Cty Thủy lợi Đăkăk) quản lý đang bị thiếu nước nghiêm trọng, thậm chí có hồ đang ở mực nước chết. Số liệu mới nhất về tình hình mực nước tại các hồ đập do Cty Thuỷ lợi Đăk Lăk quản lý tính đến ngày 1/10, cho biết chỉ có hồ Ea Súp và hồ Buôn Jong là lượng nước đạt khoảng 70 – 80%. Còn lại 8 hồ mực nước chỉ đạt 30 – 50% so với dung tích thiết kế, đặc biệt hồ chứa nước Buôn Tría, huyện Lăk có dung tích thiết kế 4,5 triệu m3 nước, tưới cho 400ha lúa ĐX nhưng hiện đang ở mực nước chết. Bên cạnh đó là công trình thuỷ lợi Krông Buk Hạ đang trong quá trình thi công nâng cấp, chưa chặn dòng do vậy nước về hồ bao nhiêu bị chảy tuột đi bấy nhiêu.

Ông Lê Gia Dậu, Giám đốc Cty Thuỷ lợi Đăk Lăk lo lắng: Công trình Krông Buk Hạ có nhiệm vụ tưới cho 1.200ha lúa và 500ha cà phê, mặc dù những năm qua hồ chứa này chưa hoàn thành nhưng do lượng mưa nhiều lên chúng tôi lợi dụng nước chảy dưới dòng sông để bơm nước lên tưới cho cây trồng, còn năm nay không mưa, nên không có nước trên thượng nguồn về. Và như vậy, hàng nghìn ha đất lúa vụ ĐX tới có nguy cơ không thể xuống giống được…

Tương tự như vậy, hiện nay lượng nước tại các hồ Ea Bông, Ea Uy, Ea Cao, hồ Giang Ré… tưới cho hàng ngàn ha lúa và cà phê cũng đang trong tình trạng báo động đỏ. Theo số liệu của Chi cục Thuỷ lợi Đăklăk, lượng mưa từ đầu năm đến nay của địa phương này phổ biến chỉ đạt khoảng 1.000mm, bằng 50 – 60% so với lượng mưa cùng kỳ hàng năm.

Còn tại Kon Tum, tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn. Toàn tỉnh có trên 200 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, cung cấp nước tưới cho cây trồng vụ ĐX gồm lúa 8.000ha, cà phê 13.000ha và các loại cây trồng khác 11.000ha. Tuy nhiên ông Nguyễn Hữu Hải, Giám đốc Sở NN - PTNT Kon Tum cho hay: Đến thời điểm này, lượng mưa cũng chỉ bằng 50% so với mọi năm. Hồ đập đang “đói” nước nghiêm trọng. Đặc biệt, các công trình thuỷ điện Ialy, Sê San 3, Sê san 4, Plei Krông có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho trên 2.000ha nhưng nay đang bị thiếu nước nghiêm trọng. Do vậy, nếu nay mai không có mưa, vụ ĐX tới Kom Tum bị hạn nặng là điều khó tránh khỏi.

Hồ, đập đầy nước cũng vẫn...thiếu!

 Ông Phạm Tiến San, Chi cục trưởng, Chi cục Thuỷ lợi Đăk Lăk cho biết, nhờ trời nếu mưa thì tình hình sẽ bớt khốc liệt hơn, còn thiếu nước SX là điều không tránh khỏi.. Đơn cử như Đăklăk hiện có 500 hồ chứa với tổng dung tích trên 400 triệu m3, ngoài ra còn có 69 đập dâng, 48 trạm bơm, hệ thống thuỷ lợi này có khả năng đáp ứng tưới cho 25.000ha lúa ĐX, 39.000ha lúa mùa và 45.000ha cà phê trong mùa khô (vụ ĐX). Trong khi đó, diện tích lúa ĐX hàng năm của Đăk Lăk luôn trên 28.000 và diện tích cà phê hiện đã trên 180.000ha. Đấy là chưa kể hàng ngàn cây ha cây trồng khác. Do vậy, nhu cầu mỗi năm lên tới hàng tỷ m3 nước. Hồ đầy mà còn thiếu nước sản xuất, thì với lượng nước hiện nay, trong tháng 10 này mà không có mưa thì đại hạn sẽ kinh hoàng.

Thời vụ sản xuất vụ ĐX rơi vào mùa khô, do vậy toàn bộ diện tích cây trồng của các tỉnh Tây Nguyên đều phụ thuộc vào nguồn nước từ hồ đập, sông suối và nguồn nước ngầm. Trước những diễn biến phức tạo của thời tiết, ngay từ cuối vụ mùa, ngành nông nghiệp đã lên phương án chống hạn cho vụ ĐX tới. Ông Phạm Tiến San cho biết: Chúng tôi đã lên phương án không cho người dân gieo trồng tại các vùng bấp bênh về nguồn nước; xây dựng kế hoạch SX phù hợp với nguồn nước hiện có của từng vùng; đắp đập tràn bằng bao cát vào cuối mùa mưa để trữ thêm nước, trong hồ, ao; đóng các cửa cống tại các công trình thuỷ lợi để giữ nước ngay sau khi vụ hè thu đã thu hoạch xong…Còn tại Gia Lai, ông Trương Vân, GĐ Cty TNHH MTV KTCTTL cho hay, nếu tình hình không được cải thiện, cuối tháng 10 chúng tôi sẽ tổ chức họp khẩn với các địa phương để bàn phương án chống hạn cho vụ ĐX tới.

Chưa khi nào người dân Tây Nguyên lại mong mưa như lúc này, những tưởng đợt áp thấp mấy ngày qua sẽ gây mưa lớn cho các tỉnh Tây Nguyên. Nhưng, kỳ lạ thay không giống như mọi năm - áp thấp trên khu vực biển Nam Trung bộ là Tây Nguyên có mưa to, năm nay các tỉnh Tây Nguyên mưa chỉ đủ thấm đất. Áp thấp đã hết mà mưa chẳng thấy đâu đã khiến cho bụng dạ nông dân Tây Nguyên như bị đốt lửa.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm