Thứ tư, 24/04/2024 | 12:58 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 08:01, 08/07/2016

Tây Nguyên: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần có lộ trình

Yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên vùng đất Tây Nguyên đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Thời gian gần đây cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu trên cả nước, các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên đang phải đối mặt với việc hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 30 năm qua, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Chính vì vậy, yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên vùng đất này đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Điều đó không chỉ nhằm mục đích lâu dài là gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị cho ngành nông nghiệp mà còn để đối phó với thời tiết ngày càng có những diễn biến cực đoan và thất thường.

Những kết quả ban đầu

Các tỉnh Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau đan xen là tiền đề để phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng với các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh.

Thời gian qua, một số khu và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các địa phương đã và đang hình thành, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Luật Công nghệ cao.

Tây Nguyên nằm khá xa các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… tuy nhiên có nhiều sản phẩm mang tính đặc thù của vùng núi mà hiếm vùng nào tương đồng, đây được xem là một lợi thế lớn của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: rau, hoa, quả xứ lạnh, cà phê, chè Ô long, Sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm… Nguồn tài nguyên nông nghiệp (đất, nước, khí hậu thời tiết) khá đa dạng, nhiều nơi rất thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ mới, cơ giới hóa trong trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của các loại nông đặc sản.

Khu vực Tây Nguyên đã thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng; tỉnh Kom Tum đang xây dựng đề án và trình Thủ tướng thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Kon Plông tỉnh Kom Tum với quy mô 100-150 ha.

Nhiều tỉnh đã hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Lâm Đồng, Đăk Lăk, Kom Tum và đã đem lại hiệu quả nhất định, điển hình như: tại Lâm Đồng đã có trên 50% diện tích canh tác rau, hoa được ứng dụng công nghệ cao, 25% diện tích chè được ứng dụng công nghệ cao, 11% diện tích cà phê được chuyển đổi sang giống mới có năng suất, chất lượng cao; một số đối tượng khác ứng dụng công nghệ cao nhưng chiếm tỷ lệ thấp gồm lúa cao sản, bò sữa và thủy sản cá nước lạnh.

Tại Lâm Đồng, hình thành nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và đang dẫn đầu toàn quốc về hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

10-30-39_hinh-vuon-choi-ehleo
Ảnh: Văn Thanh

 

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2015 đạt 43,080 ha, chiếm 16,4% diện tích đất canh tác nông nghiệp toàn tỉnh và 30% giá trị toàn ngành; doanh thu bình quân đạt 140 triệu đồng/ha/năm, trong đó có nhiều diện tích cây Kim ngạch nông sản xuất khẩu chiếm tới 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã thu hút được 67 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, với số vốn 4.640 tỷ đồng (chiếm 35,26% nguồn lực thực hiện).

Tỉnh Đăk Lăk thì theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh sẽ hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 30 ha tại Trung tâm giống cây trồng vật nuôi tỉnh. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng nhằm sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất lên trên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Cụ thể, sẽ xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây cà phê với diện tích 40.000 ha, hồ tiêu 3.000 ha, bơ 3.000 ha., lúa lai F1 840 ha, ngô cao sản 46.000 ha, rau an toàn 1.000 ha… Phấn đấu tỷ lệ người chăn nuôi được huấn luyện, đạo tạo lên 70%, tỷ lệ số hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đạt trên 60%.

Đồng thời, sử dụng các giống tiến bộ, chất lượng cao ở heo đạt trên 70%, bò trên 60%, gà trên 60%; nâng tỷ lệ chăn nuôi tập trung tại trang trại công nghiệp, bán công nghiệp so với tổng đàn heo lên 50%, gia cầm 65%; tỷ lệ các cơ sở chăn nuôi có công nghệ xử lý chất thải phù hợp đạt 50%.

Riêng tỉnh Kon Tum hiện đang hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: vùng sản xuất rau, hoa, quả xứ lạnh và chăn nuôi đại gia súc tập trung (dê sữa, bò sữa, bò thịt) gắn với du lịch sinh thái, nông nghiệp tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông (3.000 ha); vùng sản xuất cà phê sạch đạt chuẩn Quốc tế mang thương hiệu “cà phê Đăk Hà” (500ha); vùng chăn nuôi gia súc tập trung và nuôi cá nước ngọt huyện Ia H’ Drai (quy mô 2.000 ha); vùng sản xuất sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu dưới tán rừng tại huyện Tu Mơ Rông với diện tích có khả năng phát triển lên đến 16.988 ha Sâm Ngọc Linh…

Còn lắm những khó khăn thách thức

Kỹ thuật cao trong nông nghiệp đang được phổ biến, đây là cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp tăng thu nhập cho nông dân, tạo tiền đề cho sản xuất từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn cao của thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho từng hộ nông dân.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên thì chỉ có tỉnh Lâm Đồng tiên phong trong ứng dụng công nghệ cao váo sản xuất nông nghiệp, các tỉnh còn lại chỉ mới bắt đầu tiếp cận, do đó việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chưa mang tính đột phá của toàn khu vực.

10-30-39_du-cumrg
Ảnh: Văn Thanh

 

Trên thực tế, khu vực Tây Nguyên có một số khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu đó là: Chưa xây dựng được bộ tiêu chí chung về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để có thể áp dụng cho nhiều đối tượng sản xuất ở nhiều vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau; Chính sách ứng dụng công nghệ cao vẫn chưa được cụ thể hóa, chưa được thực hiện đầy đủ trên thực tế, nên chưa thu hút được các nguồn lực cần thiết trong phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Chưa có mô hình rõ nét về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mà chỉ mới là mô hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật.

Không chỉ vậy, hiện nay nguồn nhân lực cho công nghệ cao không nhiều, chưa được đào tạo một cách cơ bản, chưa được sự quan tâm đầu tư một cách đúng mức; Chưa có các quy hoạch chiến lược cho nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư cho nông nghiệp còn thấp và dàn trải, kém hiệu quả; chưa phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp và nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; Đất đai sản xuất nông nghiệp chủ yếu là của nông dân, phần lớn diện tích còn nhỏ lẻ, phân tán nên chưa có nhiều những tổ chức hợp tác nông dân lớn, để cung cấp tập trung một số lượng nông sản lớn, chất lượng đồng đều nên việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo quản nông sản còn hạn chế do thiếu vốn và nguồn nhân lực, khả năng cạnh tranh của sản phẩm làm ra còn thấp; Thực tế nhiều nông dân, cơ sở đã đầu tư, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để làm ra các sản phẩm có chất lượng, bảo dảm an toàn thực phẩm nhưng chưa được thị trường quan tâm, giá bán không cao, không mang lại lợi nhuận nên chưa kích thích được sản xuất ứng dụng công nghệ cao phát triển.

Cần có lộ trình phát triển

Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao khu vực Tây Nguyên cần có những hướng đi và lộ trình xây dựng, đó là ý kiến của các đại biểu tham dự tại hội nghị “Gặp gỡ địa phương - Ngoại giao đoàn” dành cho các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên tổ chức vào đầu tháng 6-2016 tại thành phố Buôn Ma Thuột vừa qua.

Theo các đại biểu, trước tiên để phát triển nông nghiệp công nghệ cao khu vực cần phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền để doanh nghiệp, người nông dân biết thế nào là nông nghiệp công nghệ cao; hiểu được việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một tất yếu trong thời kỳ hội nhập, người sản xuất hàng hóa nông sản buộc phải thực hiện và phải thực hiện tốt mới có thể tồn tại và có cơ hội phát triển; giúp doanh nghiệp, nông dân biết và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

10-30-39_vuon-choi-ti-ekiet-cu-mg
Ảnh: Văn Thanh

 

Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bố trí đất đai để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bố trí đất đai để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đây là cơ sở ban đầu để thu hút đầu tư lớn và khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải gắn với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất với chế biến và tiêu thụ, xây dựng cánh đồng lớn nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là các sản phẩm có lợi thế so sánh và cạnh tranh cao của khu vực.

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật tại các Khu và vùng sản xuất chuyên canh tập trung trên hiện trạng đang có và theo định hướng quy hoạch chuyên canh, từng bước nghiên cứu phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở xác định loại cây trồng cụ thể, quy mô sản xuất, phương thức tổ chức sản xuất phù hợp; đồng thời chủ động lựa chọn và áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới theo phương thức đi tắt đón đầu, nhất là công nghệ giống, công nghệ tự động hóa, tin học hóa, công nghệ sau thu hoạch…

Xây dựng và thực hiện các chương trình trình diễn, hướng dẫn nhân dân ứng dụng công nghệ tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, ứng dụng tin học vào quản lý vận hành, thực hiện theo các quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế… để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích và có khả năng xuất khẩu ra thị trường Quốc tế.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk thì cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp và nông dân thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo đầu bờ, tạo điều kiện cho nông dân tham quan các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi. Cần chú trọng công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề ứng dụng công nghệ cao giữ vai trò quyết định, vì vậy cần phải tập trung đầu tư thỏa đáng để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đồng thời tổ chức liên kết với các doanh nghiệp theo hướng vừa đào tạo vừa thực hành và tiếp nhận lao động sau đào tạo.

Ngoài ra, cần phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp như dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo hiểm quyền sở hữu trí tuệ; dịch vụ tư vấn máy móc, thiết bị; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm…

VĂN THANH

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm