| Hotline: 0983.970.780

Tên Hạnh “kỳ đà” tiếp tục phạm tội!

Thứ Năm 28/06/2012 , 13:52 (GMT+7)

VKSND thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã chuyển cáo trạng sang TAND thị xã đề nghị truy tố bị can Phạm Đức Hạnh (tức Hạnh “kỳ đà”, SN 1983) can tội “hiếp dâm” và “cướp tài sản”.

Nhà trọ Thành Long (TX. Đồng Xoài, Bình Phước), nơi tên Hạnh “kỳ đà” đã hủy hoại cuộc đời không ít thiếu nữ

Ngày 26/6, VKSND thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã chuyển cáo trạng sang TAND thị xã đề nghị truy tố bị can Phạm Đức Hạnh (tức Hạnh “kỳ đà”, SN 1983, ngụ xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài) can tội “hiếp dâm” và “cướp tài sản”.

Lúc 21 giờ ngày 29/11/2011, em H.T.T (SN 1993, ngụ tỉnh Bình Phước, sinh viên Trường Trung cấp Y tế Bình Phước) cùng bạn học là em P.T.H (SN 1992, ngụ thị trấn Kiến Đức, tỉnh Đăk Nông) đi bộ ra nhà sách gần nơi ở trọ để mua sách. Mua xong, T và H đi về. Đến trước cổng nhà trọ ở ấp 1 (X. Tiến Thành, TX. Đồng Xoài) thì bị tên Hạnh “kỳ đà” chặn đường và dùng vũ lực lôi em T. lên xe. Dù nạn nhân kháng cự và kêu cứu nhưng không ai dám ra can vì sợ bị tên Hạnh trả thù.

Sau đó tên Hạnh chở thẳng T. vào nhà trọ Thành Long gần đó rồi đánh T. đến khi em không còn sức chống đỡ, hắn dùng vũ lực cưỡng hiếp T. nhiều lần. Sáng hôm sau hắn mới chở T. về thả ngay cổng nhà trọ rồi ung dung đi về. Trên đường về, hắn phát hiện một nhóm 6 tên đang vận chuyển 3 xe đạp trộm được. Biết tâm lý bọn trộm sợ công an nên hắn bật còi hụ gắn trái phép trên xe máy của hắn khiến nhóm 6 đối tượng trên tưởng công an nên vứt xe bỏ chạy. Chỉ chờ có thế, Hạnh “kỳ đà” cướp chiếc xe máy của một tên và 3 xe đạp vừa bị bỏ lại mang đi bán được 4,9 triệu đồng.

Quá đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, ngay khi về nhà, em T đã viết đơn tố cáo tên Hạnh đến cơ quan CSĐT Công an thị xã Đồng Xoài, bất chấp lời đe dọa của tên Hạnh và người thân của hắn. Xác định tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ việc, nên ngay khi nhận đơn của em T, Công an TX Đồng Xoài đã đưa nạn nhân tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước để giám định pháp y. Ngay sau khi có kết quả giám định, tên Hạnh “kỳ đà” đã bị bắt khẩn cấp. Nghe tin Hạnh “kỳ đà” bị bắt, em H (bạn T) cũng viết đơn tố cáo đã bị tên này hiếp dâm nhiều lần vào đêm 16/11/2011, cũng với thủ đoạn tương tự với em T. Lý do H không dám tố cáo sau khi bị tên Hạnh cưỡng hiếp vì sợ bị trả thù phải nghỉ học.

Được biết, tên Hạnh “kỳ đà” từng có 2 tiền án. Năm 2002, hắn bị TAND tỉnh Bình Phước kết án 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản. Chưa hết hạn tù, tên Hạnh tiếp tục đi cướp tài sản và bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên phạt 6 năm tù giam. Ngày 25/3/2008, sau khi chấp hành được 2/3 mức án, Hạnh “kỳ đà” được tha trước thời hạn, trở về địa phương sinh sống và lấy vợ, có 1 con (SN 2009). Cứ tưởng hắn biết thương vợ con mà tu chí, ai ngờ, “ngựa vẫn quen đường cũ”.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm