| Hotline: 0983.970.780

"Tết buồn" cho dân buôn lậu!

Thứ Hai 21/01/2013 , 10:14 (GMT+7)

Đến hẹn lại lên, cứ giáp Tết, TP.Móng Cái (Quảng Ninh) luôn là rốn tập kết các mặt hàng nhu yếu phẩm như mì chính, bánh kẹo... nhập lậu từ Trung Quốc (TQ) về. Chỉ có điều năm nay, cơ quan chức năng làm gắt, hàng lậu chật vật cũng khó chui lọt về nội địa.

* Bánh kẹo Tàu chất ứ vùng biên

Đến hẹn lại lên, cứ giáp Tết, TP.Móng Cái (Quảng Ninh) luôn là rốn tập kết các mặt hàng nhu yếu phẩm như mì chính, bánh kẹo... nhập lậu từ Trung Quốc (TQ) về. Chỉ có điều năm nay, cơ quan chức năng làm gắt, hàng lậu chật vật cũng khó chui lọt về nội địa. Tết này có thể là cái Tết buồn của giới buôn lậu, nhưng lại là tín hiệu vui cho cả xã hội.

Sáng ngày 17/1, trong vai dân buôn cần nguồn hàng nhu yếu phẩm như quần áo, mì chính, bánh kẹo... nhập lậu của TQ đưa về các tỉnh phía Bắc bỏ mối bán Tết, tôi gặp ông anh tên Ph ở phường Ka Long (TP.Móng Cái) chuyên chạy hàng TQ nhập lậu mà tôi quen biết từ lâu đúng như lịch hẹn. Ph mách nước: “Mấy thứ hàng đó, giáp Tết năm nào nhộn nhịp và kiếm ăn khá nhất vẫn là bánh kẹo và mì chính. Để anh liên hệ giúp chú”.


Những loại “bánh kẹo Tàu” nhập lậu thế này ở TP.Móng Cái cần bao nhiêu cũng có, chỉ có điều không chuyển được về nội địa

Ph rút điện thoại alô ngay cho một đồng nghiệp tên Sen cùng ở khu vực phường Ka Long. Theo giới thiệu của Ph, Sen có thâm niên chuyên buôn hàng bánh kẹo lậu TQ, giáp Tết năm nào cũng “ăn đậm” nhờ bánh kẹo lậu.

Bên kia đầu dây, một phụ nữ trung tuổi nặng giọng than thở: “Đang chết dí đây ông ơi! Hàng thì bao nhiêu cũng có, nhưng  bạn ông muốn lấy nhiều thì phải tự tìm xe mà chở, chứ gửi xe chợ bây giờ bị tóm ngay đấy! Tôi gửi xe chợ chật vật cũng chỉ được 40 – 50 thùng hàng một ngày thôi. Đây vẫn còn chết dở vì 2 kho hàng ú hụ kia kìa, đang tính gạ trả lại cho bọn chủ hàng TQ nhưng nó chưa chịu nhận... Sang năm cứ thế này nữa thì đếch sống nổi”.

Chủ hàng tên Sen khổ sở kể thêm: Giáp Tết các năm, mỗi ngày Sen chuyển cho các mối các tỉnh phía Bắc, mà nhiều nhất là Hà Nội, Hải Phòng... mỗi ngày ít nhất 10 xe ô tô tải bánh kẹo TQ khỏe re. Thế mà năm nay, kể từ khi có thêm trạm kiểm soát liên ngành ở Tiên Yên (ngã ba QL 4B và QL 18 thuộc địa phận huyện Tiên Yên, Quảng Ninh), không một lô hàng nào lọt qua được nên đành phải chuyển sang gửi “xe chợ” (xe khách), mỗi ngày nhiều chỉ được 40 – 50 thùng bánh kẹo (loại 15 – 20kg/thùng), mà phả chia nhỏ ra, gửi mỗi xe 3 – 5 thùng mới lách được các trạm kiểm soát trên QL 18.  

Vị chủ hàng này bày cách: Muốn chuyển được hàng từ TP.Móng Cái về nội địa thời gian này, phải gửi xe khách theo kiểu gửi “trách nhiệm”, nghĩa là chủ xe phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của hàng cho tới khi tới tay người nhận. Đương nhiên, giá cước gửi “trách nhiệm” cũng phải cao hơn ít nhất là gấp đôi so với bình thường.

Thứ hai, nếu muốn chạy hàng về từng chuyến lớn bằng xe tải, thì phải kiếm được chủ xe có tên tuổi, đã “bao luật” lô hàng về tới nơi, đảm bảo không bị bắt, chứ “bổn phận” của các chủ hàng ở thời điểm này, chỉ có thể tập kết được hàng từ bên kia biên giới TQ về TP.Móng Cái, chứ không vị nào dám trực tiếp nhận gửi hàng cho khách ở các tỉnh phía trong nội địa như trước đây.

Theo sự hiến kế và giới thiệu của chủ đầu nậu gom hàng “bánh kẹo Tàu” này, tôi liên hệ với Thành (quê huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) - một chủ xe tải chuyên vận chuyển hàng lậu từ Móng Cái về các tỉnh phía Bắc theo số điện thoại 09135928...


Sông Kalong – “thương cảng” của hàng lậu lạnh tanh những ngày giáp Tết

Không còn cảnh bến xe, đường phố rậm rịch ngược xuôi, bến sông Ka Long “trên xe dưới thuyền” trong những ngày cận Tết như mọi năm, TP.Móng Cái năm nay vắng hoe vắng ngắt. Nhờ việc cơ quan chức năng thắt chặt kiểm soát dọc QL 18, hàng lậu TQ dù lọt được qua TP.Móng Cái, nhưng cũng không thể lọt về các tỉnh nội địa. Những ông chủ hàng lậu giáp Tết năm nay phần đa ngồi chơi xơi nước, than ngắn thở dài rằng “chưa có năm nào, buồn như năm nay!”.

Vừa gặp tôi ở một quán cà phê kín đáo gần cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Thành hất hàm khoe ngay: “Anh không thích làm việc chung chung, lúc nào có hàng cụ thể thì alô bàn chi tiết. Xe của anh 3,5 tấn. Tinh thần cứ một chuyến từ đây về tới Hà Nội hết 84 – 85 triệu đồng, chú thích chất bao nhiêu cũng được. Chú cứ tìm hiểu giá cả và chủ hàng cho kỹ, sau đó chỉ việc a-lô hẹn cho anh thời gian, địa điểm bốc hàng ngoài này, anh sẽ đảm bảo chuyển hàng về theo đúng địa chỉ chú muốn...”.

- Em đi hàng kẹo bánh vớ vẩn chứ có phải thuốc phiện đâu mà giá cước tới 84 triệu hả bác? Nếu nhỡ bị “tóm” thì thế nào? - tôi ái ngại.

- Tiền xăng của anh cả đi và về mất 3,5 triệu, lặt vặt nữa là 5 triệu, còn lại, anh còn phải “bao luật”, trước anh “bao luật” theo tháng, nhưng dạo này làm căng, anh phải bao từng chuyến, trừ ra anh chỉ kiếm được 20 “củ”/chuyến thôi. Anh còn là chỗ bạn của ông anh chú nên anh nói thật, giá đó mềm nhất rồi, cùng lắm chỉ bớt cho chú được 2 triệu thôi. Còn chuyện bị “tóm”, chú yên tâm thì làm, không thì thôi, đây không phải làm ăn vớ vẩn! Tháng “củ mật” này, tuần nào anh chẳng chạy 2 – 3 chuyến quần áo, giày dép lên tận Nội Bài (sân bay Nội Bài) gửi máy bay vào cho mấy ông tận Sài Sòn, mấy thứ bánh kẹo của chú, có đáng gì....

Nói về chuyện lời lãi, Thành khuyên: “Mà anh nói thật, mấy thứ kẹo bánh lèo phèo như rơm, với giá cước “đảm bảo” 84 triệu/chuyến, chú có chất cơi thêm thùng xe của anh gấp đôi thì cũng chẳng được mấy tấn đâu. Anh khuyên chú đừng có đi hàng bánh kẹo, không ăn thua đâu. Năm nay, có thằng nào đi nổi hàng bánh kẹo đâu!”. 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm