| Hotline: 0983.970.780

Tết chờ ở Hộ Độ

Thứ Hai 08/02/2010 , 14:30 (GMT+7)

Ngày trước, Hộ Độ được biết đến là vựa muối bậc nhất Hà Tĩnh. Nhưng từ khi giá muối trụt trồi, diêm dân chỉ còn người già và trẻ con. Dân làng trong độ tuổi lao động đều rời quê kiếm sống. Thành thử Tết ở Hộ Độ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã trở thành "Tết chờ".

100% làm diêm nghiệp nhưng từ khi muối thất bát người dân phải rời làng mưu sinh. Thành thử Tết ở Hộ Độ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là "Tết chờ".

>> Nơi Tết không ghé qua

Con không về mẹ không có Tết

Ngày trước, Hộ Độ được biết đến là vựa muối bậc nhất Hà Tĩnh. Nhưng từ khi giá muối trụt trồi nên diêm dân chỉ còn người già và trẻ con. Dân làng trong độ tuổi lao động đều rời quê kiếm sống. Xa thì vào Nam ra Bắc, gần thì lên thành phố làm cửu vạn, phụ thợ nề… Phần lớn các làng quê ở Hộ Độ đều được gọi chung là “làng cu khoán”.

Vừa dẫn tôi đi xem không khí chuẩn bị Tết ở làng Vĩnh Yên, ông Lê Doãn Hùng, Chủ tịch UBND xã Hộ Độ vừa thống kê: Toàn xã có khoảng 2.500 - 3000 lao động thường xuyên xa quê. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo chỉ 11% nhưng phần lớn đời sống nông dân còn khó khăn vì không biết họ làm nghề gì. Trước đây làm muối, nhưng một năm chỉ làm đúng 120 nắng rồi thất nghiệp.  

Đứa con trai đi làm thuê chưa về, bà Lý nguy cơ không có tết

 

Cả làng cả xã kéo nhau đi làm “thợ đụng”, ai thuê gì làm nấy nên nghề gì cũng biết. “Nói thế để anh thấy rằng xã này chỉ đông vui ba ngày Tết khi con em đi lao động xa về. Thu nhập chính cũng trông chờ vào đó cả. Rất nhiều người gọi xã bằng những cái tên đặc thù như: làng cu khoán, xã người già trẻ em… Cũng chính vì thế, nếu anh muốn biết bà con sắm Tết thế nào đành chờ thêm đến sau ngày 25, chứ bây giờ lao động rời quê chỉ mới về lác đác. Dân ở nhà thì có gì mà sắm. Cùng lắm chỉ sửa soạn trong nhà hoặc những thứ… không đụng đến tiền”.

Thôn Vĩnh Yên, 100% gia đình có con em đi làm công nhân xa nhà. Năm nay lao động xa quê về muộn hơn thường lệ. Bà Duệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã lý giải khá thời thượng bằng mấy thuật ngữ: suy thoái kinh tế, công nhân thất nghiệp… nên đời sống công nhân khó khăn rồi dẫn chúng tôi đi vòng một vài ngôi nhà trong xóm.

Trong căn nhà tranh lèo tèo nằm ngay con đường cái dẫn vào UBND xã bà Hoàng Thị Lý (67 tuổi) ngồi thẫn thờ. Thời điểm này mọi năm, anh con trai làm công nhân ở Đà Nẵng đã “mang Tết về” nhưng năm nay vẫn đang còn lần lữa. Từ mấy hôm trước lại giờ bà cứ chạy ngược chạy xuôi đến nhà cô con gái ở xóm dưới hỏi thăm tin tức mà vẫn chưa thấy gì. Bà có bốn người con, hai trai hai gái. Hai cô con gái đã đi lấy chồng, còn con trai đều làm cu khoán. Nhà chỉ còn mỗi mình bà gánh trách nhiệm thờ phụng tổ tiên. Khổ nỗi, thân già lại không có bất cứ công việc gì có thể kiếm ra tiền nên lo được miếng ăn hằng ngày đã khó huống hồ sắm Tết. Nghe làng trên xóm dưới có người báo con không có tiền về bà lo lắm. Dù ít dù nhiều cũng phải làm mâm cơm cúng tổ tiên với một ít tiền sắm sửa cho có lệ, nhưng lỡ con không về thì có lẽ bà cũng đành bó tay.

“Dân làng ni đụng đến cái chi cũng phải mua chú à. Một cái Tết tươm tươm chỉ với bánh chưng, mâm cơm, lễ lạt cũng mất vài trăm nghìn. Lấy đâu ra”. Mấy bận đi chợ, thấy bộ lư hương thắp bằng điện, bà Lý muốn mua nhưng ngặt nỗi không có tiền. Hỏi đứa con gái mượn tạm ít hôm ông con trai đi làm về sẽ trả nhưng cô con gái cũng than lên than xuống vì chồng đang ốm đau. Sắm được thực phẩm mà ăn Tết đã là may chứ hơi đâu mà đi mơ những thứ xa xỉ thế.

Chờ tiền cứu trợ rồi sắm

Xã Hộ Độ có 211 hộ nghèo có sổ và rất nhiều nhà nghèo nhưng phải thoát vì lỡ vay mượn xây nhà. Ông Hùng bảo may một cái là trong xã cũng có vài doanh nghiệp sản xuất tôm ăn nên làm ra nên mỗi khi Tết đến cũng hỗ trợ được đôi chút. Mấy hôm trước có doanh nghiệp nọ cho mỗi hộ nghèo 200 ngàn sắm Tết. Bà con chưa kịp khấp khởi mừng đã vội lo rằng không biết từ giờ đến Tết có còn doanh nghiệp nào hào phóng nữa không khi mà thông tin tôm bị dịch bệnh thất thu cứ phát ra rả suốt ngày trên đài truyền thanh xã. 

Với gia đình anh Bút, tết năm nay chắc chắn hẻo hơn

Gia đình anh Trương Quang Bút (37 tuổi) ở xóm Đông Phong cũng được hỗ trợ 200 ngàn nhưng lại phải chi gần chục khoản. Hết mua quần áo cho con lại mua đôi gà đêm 30 thịt cúng. Tết năm ngoái tất tần tật cả gia đình cũng được nhận gần một triệu bạc để sắm sửa. Cộng thêm hai vợ chồng làm thuê suốt ngày trên thành phố cũng đủ cho gia đình có được cái Tết khá tươm. Bọn trẻ cũng có đứa bộ quần áo bằng bạn bằng bè trong xóm. Nhưng thứ cần thiết như câu đối, mâm cơm, gạo nếp…cả nhà dư sức sắm.

Anh Bút còn “đánh liều” mua hẳn cả một chiếc tivi Tàu về xem cho vui cửa vui nhà. Gia đình anh Bút có bốn người, cộng thêm bà cụ Chi mẹ anh ở tách hộ ngay bên cạnh nữa là năm. Nếu khoẻ mạnh cả thì bán sức lao động ít nhất có thể cho con đi học hành tử tế. Nhưng đầu năm, anh đi làm thợ nề bị tai nạn gãy xương, chỉ mới đi lại được cách đây chưa đầy một tháng. “Thỉnh thoảng xương chạm vào nhau đau đến khuỵu người. Nhưng trong nhà không còn gì bán được mà đóng lại đinh”. Gánh nặng cơm áo cả nhà đè nặng lên đôi vai chị vợ tên Ánh.

Phiên chợ Hộ Độ vốn đã đìu hiu những ngày cuối năm cũng chẳng khá khẩm gì. Những món hàng Tết như bánh kẹo, thực phẩm, quần áo chỉ lưa thưa một vài người khá giả. Tết đã về nhưng có lẽ nhiều gia đình Hộ Độ chưa kịp đón.

Hai thằng con trai đầu lần lượt phải nghỉ học vì không đủ tiền nộp. Mấy cô chú anh em làm công nhân giày da ở Sài Gòn lương tháng chỉ chừng một triệu nên dù có thương anh lắm cũng chỉ đủ khả năng nuôi ăn cho người mẹ già hằng tháng. Khi anh còn khoẻ mạnh anh em chung nhau xây cho bà cụ Chi ngôi nhà bằng bờ lô nhưng đến giờ vẫn toang hoác vì “hết vốn hoàn thiện”. Viễn cảnh về một cái Tết nhờ hoàn toàn vào tiền cứu trợ chắc chắn sẽ hiện hữu khi đôi vai chị Ánh chỉ đủ cho 5 con người ăn ngày hai bữa. Giọng buồn rầu anh Bút chỉ còn biết than: “Tết năm nay chắc chắn không bằng năm trước”.

Ở Hộ Độ có một nghịch lý, dường như những gia đình có sổ hộ nghèo chuẩn bị đón Tết với tâm lý thoải mái hơn. Bởi nếu theo năm ngoái thì các hộ ít nhất cũng được dăm trăm ngàn tiền hỗ trợ, còn những gia đình đã thoát nghèo Tết đến càng cập rập hơn. Rất nhiều gia đình ở các xóm Vĩnh Yên, Đông Phong… khi chúng tôi đến tìm hiểu không khí chuẩn bị Tết đều nhận được những lời phàn nàn “sao đến sớm thế” trong khi Tết chỉ còn cách mấy ngày.

Như trường hợp bà cụ Chi, mất sức lao động, không làm gì nổi ra dăm bảy ngàn nhưng mơ mãi vẫn không vào được diện hộ nghèo. Lý do ông trưởng thôn Nguyễn Xuân Hoè khẳng định khi bình xét là “bà Chi có con đi làm công nhân”. Nhưng có lẽ chưa ai biết Tết năm nay mấy cô con gái công nhân giày da ở Sài Gòn sợ không dám về vì không có tiền. Chẳng trách, ông Hoè cứ khoe mãi là mặc dù còn khó khăn nhưng cả xóm chỉ có 6 hộ nghèo.

Cứ chiều chiều, đứng bên cầu Hộ Độ quan sát, từng nhóm cửu vạn đạp xe từ TP Hà Tĩnh về làng. May thay, giáp Tết năm nay trời hửng nắng. Giả sử nếu trời mưa, không ai thuê làm cửu vạn, không biết dân Hộ Độ chờ Tết từ đâu.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm