| Hotline: 0983.970.780

Thách thức nông nghiệp qua ống kính

Thứ Hai 16/03/2015 , 09:54 (GMT+7)

Áp lực đối với nhân loại về duy trì và phát triển nguồn tài nguyên đất, nước và năng lượng để SX đủ lương thực đáp ứng nhu cầu của dân số toàn cầu ngày một tăng cao hiện đang gia tăng hơn bao giờ hết.

Syngenta, tập đoàn nông nghiệp hàng đầu thế giới đã không ngừng hợp tác với các đối tác liên quan để tìm ra giải pháp cho những thách thức này, và một trong những nỗ lực đó là truyền cảm hứng cho cộng đồng cùng nỗ lực tìm ra cách duy trì các nguồn tài nguyên này một cách bền vững hơn.

Với mục tiêu này, Syngenta đã cho ra đời một cuộc thi nhiếp ảnh toàn cầu mang tên “Giải thưởng Nhiếp ảnh Syngenta”. Đây là năm thứ hai tổ chức giải thưởng này. Hơn 2.000 nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư từ khắp nơi trên thế giới đã gửi tác phẩm tham dự cuộc thi với chủ đề “Nguồn tài nguyên Khan hiếm & Lãng phí”.

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Mustafah Abdulaziz là người chiến thắng giải chuyên nghiệp với bộ ảnh "Nước" của mình - tác phẩm thể hiện sự khan hiếm đến mức khủng hoảng của nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

Ngoài một giải thưởng tiền mặt trị giá 15.000 USD, Abdulaziz còn nhận được một khoản tài trợ 25.000 USD để hoàn thành một bộ ảnh mới nói về sự suy giảm và lạm dụng sử dụng nước tại tiểu bang California, quê nhà của ông.

08-46-03-bi-so-2-hinh-2-diem-nuoc-o-kroo-by095519860
“Điểm nước ở Kroo Bay”, một trong những bức ảnh trong bộ ảnh “Nước” đạt giải chuyên nghiệp của nhiếp ảnh gia Mustafah Abdulaziz

Cuối năm 2013, Syngenta đã chính thức giới thiệu chương trình "Tăng trưởng bền vững" trên phạm vi toàn cầu với cam kết mang lại những tác động sâu sắc, lâu dài và tích cực đối với người nông dân và các cộng đồng nông thôn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới và sự bền vững lâu dài của hành tinh.
Tại Việt Nam, chương trình này tập trung vào nâng cao năng suất cây trồng và tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng cho hàng trăm ngàn nông dân mỗi năm.

William A. Ewing, nhà văn kiêm nhiếp ảnh gia, người phụ trách và Chủ tịch Hội đồng Giám khảo quốc tế của cuộc thi này cho biết: "Chất lượng cuộc thi năm nay đặc biệt cao.

Tất cả các tác phẩm dự thi đều thể hiện mối quan tâm sâu sắc đối với môi trường. Thật là cảm động khi biết đã có biết bao nhiêu nhiếp ảnh gia đang hành động quả cảm để cho chúng ta thấy các khía cạnh của một thế giới ngày càng bị đối xử bầm dập mà hầu hết chúng ta đều chẳng quan tâm”.

Ảnh chụp bởi sáu nhiếp ảnh gia lọt vào vòng chung kết được trưng bày tại Somerset House, London từ ngày 11/3 - 10/4/2015.

Ngoài ra, tác phẩm của 40 nhiếp ảnh gia quốc tế cũng sẽ có mặt tại đây.

Ông Mike Mack, TGĐ điều hành Tập đoàn Syngenta cho biết: "Ngoài việc tôn vinh những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, giải thưởng "Nhiếp ảnh Syngenta" còn nhằm giúp công chúng tham gia nhiều hơn vào các cuộc tranh luận về những vấn đề đang thách thức hành tinh chúng ta.

Tôi rất ấn tượng với mức độ mà các nghệ sĩ đã nắm bắt được thông qua các tác phẩm của họ để làm nổi bật lên bản chất của chủ đề “Khan hiếm & Lãng phí”, một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất mà thế giới đang phải đối mặt ngày hôm nay”.

08-46-03-bi-so-2-hinh-3-hnh-trinh-bng-s-mc-tim-nuoc-cu-tre-em095519998
“Hành trình băng sa mạc tìm nước của trẻ em”, một trong những bức ảnh trong bộ ảnh “Nước” đạt giải chuyên nghiệp của nhiếp ảnh gia Mustafah Abdulaziz

Giải thưởng "Nhiếp ảnh Syngenta" là một cách đối thoại sáng tạo về việc tạo ra những thay đổi tích cực cho trái đất này, chính bởi vì nhiếp ảnh đã vượt qua rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa để giao tiếp trực tiếp với công chúng, thu hút sự chú ý và thúc đẩy thảo luận về những thách thức mang tính quan trọng toàn cầu trong ngành nông nghiệp thông qua việc sử dụng những hình ảnh đa dạng và hấp dẫn.

Giải thưởng giúp cho các nhiếp ảnh gia có dịp mang tác phẩm của họ ra trình diễn trên quy mô quốc tế, đồng thời tạo cơ hội để công chúng khám phá những vấn đề có tầm quan trọng toàn cầu.

Là một tập đoàn chuyên về nông nghiệp, Syngenta nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc đưa công nghệ và khoa học vào việc canh tác hàng ngày của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới để giúp giải quyết các thách thức an ninh lương thực toàn cầu một cách bền vững, trong đó có vấn đề về gia tăng sản lượng nông nghiệp trên nền tài nguyên ngày càng suy giảm.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm