| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 06/09/2010 , 09:45 (GMT+7)

09:45 - 06/09/2010

Thách thức

Vẫn chưa qua những ồn ào về việc tăng giá sữa cách đây mới chỉ hơn 1 tháng, một số hãng sữa ngoại mới đây đã đồng loạt tăng giá lên 10% các sản phẩm sữa bột xuất xứ từ nước ngoài. Lý do để các nhà sản xuất tăng giá là tỷ giá USD tăng so với đồng Việt Nam, nguyên liệu tại các nước châu Âu tăng, thay đổi mẫu mã ở một số sản phẩm…

Khởi động cho “chiến dịch” tăng giá là nhãn hiệu Ensure Gold của Abbott. Từ 1/9, một hộp 900g được tăng từ 430.000 đồng trước đó lên 471.000 đồng. Hộp 400g từ 218.000 đồng lên 230.000 đồng. Tiếp bước “đàn anh”, đến lượt sữa Anmum sản xuất từ New Zealand cũng tăng 10%. Như vậy hộp 400g từ 125.000 đồng tăng lên 134.000. Hộp 900g từ 225.000 lên 240.000 đồng. Còn nhãn hiệu Pediasure của Abbott ngày 10/9 sẽ có thông báo giá chính thức.

Đáng nói là mới đây, Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 112/2010 có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, thay thế Thông tư 104/2008 về quản lý giá sữa bột. Trong thông tư mang tính “đối phó” với việc tăng giá vô tội vạ của sữa ngoại, có quy định tất cả mặt hàng sữa bột nhập khẩu cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký và kê khai giá với cơ quan quản lý giá.

Còn nhớ, cách đây chưa lâu, mới chừng gần 1 tuần, Tổ điều hành thị trường trong nước, trong đó nòng cốt là Bộ Tài chính và Công thương, nhận định rằng, trong tháng 9 và những tháng cuối năm nay, giá sữa bột sẽ ổn định, bằng chứng là nguyên liệu tại thị trường châu Âu, châu Úc và Mỹ đang giảm so với nửa đầu năm 2010. Thêm nữa trong tháng 8, Bộ Tài chính cũng đã ra thông tư quy định việc thực hiện đăng ký giá đối với sữa công thức dạng bột cho cho trẻ em dưới 6 tuổi và đưa sữa vào mặt hàng bình ổn, kiểm soát hình thành giá. Tổ điều hành cho rằng, với thông tư này, giá sữa trên thị trường sẽ từng bước đi vào quản lý và sẽ dần ổn định.

Chỉ còn gần tháng Thông tư mới sẽ đi vào cuộc sống nhưng việc các hãng tiếp tục điều chỉnh giá sữa bột phải chăng là một thách thức nhằm cho thấy họ vẫn có thể “lách” được cơ quan quản lý giá?

Ông Đỗ Gia Phan - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng bức xúc, tính trong vòng 5 năm trở lại đây, hầu như quý nào trong năm cũng có đợt tăng giá sữa. Dường như các cơ quan quản lý đang “ngủ quên”, coi như tình hình đã ổn rồi nên không chú trọng. Dù là mặt hàng nằm trong đợt bình ổn giá của Bộ Tài chính nhưng sữa ngoại vẫn tăng giá bất chấp các biện pháp của cơ quan chức năng.

Tuy nhiên, thực sự là cơ quan chức năng không “ngủ quên”. Có điều dường như khả năng quản lý của họ chỉ mới ở mức chạy theo "chữa cháy" và thường bị đứt hơi bởi thủ đoạn và ứng biến của các DN. Mỗi lần “ra đòn” của cơ quan chức năng, lại một lần các hãng sữa “né” được. Nhiều chuyên gia nhận định, việc cần nhất lúc này là phải có biện pháp thỏa đáng đối với những hành vi đầy thách thức của các DN nhập khẩu và kinh doanh sữa, để giá không còn nhảy múa, trêu tức cơ quan quản lí nhà nước và đặc biệt  là người tiêu dùng - đối tượng đang bị các DN "tận thu".

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm