| Hotline: 0983.970.780

Thái Bình: Xây trung tâm hội nghị, lại đổi đất lấy công trình!

Thứ Hai 06/11/2017 , 13:20 (GMT+7)

Tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình với tổng kinh phí gần 230 tỷ đồng.

Nhà đầu tư được chỉ định là Cty TNHH Xây dựng Mỹ Đà có trụ sở chính tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Để có được công trình này, Thái Bình sẽ giao cho nhà đầu tư 5 khu đất với tổng diện tích đất giao theo hình thức BT cho nhà đầu tư là hơn 2,7ha, trong đó hơn 1,3ha là các khu đất nằm trên các trục tuyến phố lớn ở trung tâm thành phố Thái Bình.
 

Công trình văn hóa có quá cấp thiết?

Dự án có tên gọi đề xuất Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình do UBND tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư. Đơn vị chuẩn bị dự án là Cty TNHH Xây dựng Mỹ Đà có trụ sở chính tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Quy mô dự án Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình kết hợp chức năng biểu diễn nghệ thuật với sức chứa 1.000 chỗ ngồi và các phòng họp, hội thảo…

20171030-163942-1115502197
Dự án Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình sẽ được xây dựng tại khu đồi nhân tạo của phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình

Diện tích xây dựng công trình là 4.200m2, gồm 3 tầng nổi, 1 tầng bán hầm; tổng diện tích sàn xây dựng 14.800m2.

Phương án thiết kế được Cty Mỹ Đà đưa ra: mặt bằng công trình là một tòa nhà hình chữ nhật, chiều dài nhà vị trí rộng nhất 83,5m (tính cả sảnh); chiều rộng nhất 61,2m2; tổng chiều cao công trình 25,9m.

Tổng diện tích đất quy hoạch là 11.294m2 tại khu vực phường Hoàng Diệu. Vị trí xây dựng Trung tâm Hội nghị tỉnh ngay phía trước Quảng trường Bác Hồ với nông dân Thái Bình; gần với vị trí xây dựng Tháp Thái Bình 300 tỷ.

Theo UBND tỉnh Thái Bình, đây là công trình văn hóa cấp II, dự án nhóm B. Nguồn vốn thực hiện dự án là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và vốn nhà đầu tư huy động theo quy định pháp luật hiện hành. Thời gian triển khai dự án từ 2017 – 2019.

Ngày 23/2/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 480/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư, giao BQL DA Đầu tư Xây dựng các công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Thái Bình là Bên mời thầu; ủy quyền cho GĐ BQL Dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển; kết quả sơ tuyển; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư… tham gia dự án.

Thái Bình đã tổ chức mời thầu Quốc tế, có 3 nhà thầu tham dự nhưng 2/3 nhà thầu tham dự đã không nộp hồ sơ đấu thầu. Ngày 4/10/2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Ca ký Quyết định số 2599/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư được ghi tại quyết định này là: Chỉ định nhà đầu tư.

Để có được công trình này, Thái Bình sẽ giao cho nhà đầu tư 5 khu đất, bao gồm: Khu đất Cục Thuế tỉnh Thái Bình (trụ sở cũ) tại mặt đường Lê Lợi – diện tích 1.098m2; Kho Bạc tỉnh (cũ) liền kề với Cục Thuế cũng nằm trên mặt đường Lê Lợi – diện tích 2.070m2; khu đất Trung tâm Hội nghị tỉnh, mặt phố Hai Bà Trưng – diện tích 8.371m2; khu đất Trung tâm chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ - diện tích 1.682m2; khu đất Nút giao thông đường Võ Nguyên Giáp – đường Vũ Đông – Hoàng Diệu, diện tích 14.147m2.

Tổng diện tích đất giao theo hình thức BT cho nhà đầu tư là hơn 2,7ha, trong đó hơn 1,3ha là các khu đất nằm trên các trục tuyến phố lớn trung tâm thành phố Thái Bình.

Trong số 5 khu đất mà Thái Bình chủ trương sẽ giao cho nhà đầu tư theo hình thức BT, khu đất hơn 3.000m2 của trụ sở Cục Thuế - Kho Bạc tỉnh Thái Bình nằm ở mặt đường Lê Lợi – trục đường huyết mạch của trung tâm thành phố; đối diện với Vườn hoa Trung tâm (vườn hoa Lý Bôn) vừa được chỉnh trang; gần với ngã tư Lý Bôn – Trung tâm thương mại Vincom Thái Bình.

Khu đất hơn 8.371m2 nằm trên mặt phố Hai Bà Trưng chạy song song với đường Lê Lợi, cũng dối diện với Vườn hoa Trung tâm. Khu đất hơn 1.600m2 thuộc Trung tâm chăm sóc bảo vệ cán bộ tỉnh nằm phía sau lưng của Trung tậm Hội nghị tỉnh Thái Bình (vẫn đang hoạt động).

Nếu lấy Vườn hoa Trung tâm làm tâm điểm, các khu đất này tương đối đối xứng nhau, và đều nằm ở những vị trí đắc địa nhất của trung tâm thành phố Thái Bình.

Tại Thái Bình, đất mặt tiền tại các tuyến phố Lê Lợi – Hai Bà Trưng đang có mức giá giao dịch cao nhất lên tới hàng trăm triệu/m2.

Điểm lạ nhất trong Dự án này là Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình (địa chỉ số 235 đường Hai Bà Trưng) được khánh thành và đưa vào sử dụng được mới khoảng gần 10 năm trở lại đây.

Trào lưu

Với hình thức BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao), nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng dự án, bàn giao lại cho địa phương sử dụng. Bù lại, được nhận các khu vực đất để thực hiện các dự án khác làm đối ứng. Ở Thái Bình, là hình thức đầu tư phổ biến trong vài năm trở lại đây.

Trụ sở Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình hiện đang hoạt động trên đường Hai Bà Trưng, TP Thái Bình

Trước đó, dự án xây dựng Công viên phía Bắc thuộc Công viên 30 - 6 phường Trần Hưng Đạo được Cty TNHH Thương mại và Xây dựng công trình Đăng Minh triển khai xây dựng từ năm 2007, tuy nhiên, sau gần 10 năm mới chỉ xây dựng 3/15 hạng mục, không đáp ứng được yêu cầu. UBND tỉnh Thái Bình sau đó đã ra quyết định chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi đất, đồng thời giao Cty TNHH Phú Đạt nghiên cứu thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch xây dựng Công viên phía Bắc.

Để đổi lại, Cty TNHH Phú Đạt dự kiến sẽ được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác với diện tích khoảng 3.631 m2. Quỹ đất này giáp ngay phía tây bắc của Công viên phía Bắc thuộc Công viên 30 - 6. Trường hợp khu đất này chưa đủ thanh toán cho nhà đầu tư thì sẽ bố trí một số khu đất ở vị trí khác để thanh toán đủ cho dự án BT.

Một cái tên khác tham gia vào các dự án BT tại Thái Bình là Cty CP BIDGROUP. Đề xuất Dự án Đầu tư xây dựng, chỉnh trang khu tập thể 4 - 5 tầng, phường Lê Hồng Phong, TP Thái Bình của BIDGROUP đã được phê duyệt từ cuối tháng 9/2016, với tổng mức đầu tư dự kiến 194 tỷ đồng. Trụ sở liên cơ quan tỉnh Thái Bình cũng được phê duyệt thực hiện bằng hình thức hợp đồng BT theo đề xuất của Cty CP Sản xuất xuất nhập khẩu Phú Hưng với tổng vốn đầu tư khoảng 289 tỷ đồng. Đổi lại nhà đầu tư dự kiến được thanh toán bằng 4 khu đất có tổng diện tích hàng chục nghìn m2 tại TP Thái Bình.

Ngoài ra, còn nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn sẽ được thực hiện theo hình thức hợp đồng BT, như Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn, phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển phía nam tỉnh Thái Bình (đường 221A) có tổng mức đầu tư hơn 879 tỷ đồng; Dự án Đầu tư xây dựng công trình tuyến đường tỉnh 454 (đường 223) đoạn từ đường Trần Thái Tông đến nút giao với Quốc lộ 10 tại Khu công nghiệp TBS Sông Trà có tổng mức đầu tư 291 tỷ đồng…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm