| Hotline: 0983.970.780

Thái Lan kêu gọi thủ lĩnh biểu tình ra hàng

Thứ Năm 06/02/2014 , 09:18 (GMT+7)

Giới chức Thái Lan kêu gọi cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, lãnh đạo của cuộc biểu tình chống chính phủ, ra đầu hàng.

Giới chức Thái Lan kêu gọi cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, lãnh đạo của cuộc biểu tình chống chính phủ, ra đầu hàng vì tội vi phạm các quy định về tình trạng khẩn cấp, trong khi lệnh bắt đã được tòa án phát ra.


Ông Suthep Thaugsuban nói chuyện với người biểu tình trong cuộc tuần hành ở Bangkok hôm 2/2. Ảnh: AFP.

"Chính phủ yêu cầu Suthep nộp mình cho nhà chức trách, những người không muốn dùng vũ lực để bắt ông. Ông ta có khoảng 50 tay súng bảo vệ và chúng tôi không muốn phải nhìn thấy sự đổ máu nào nữa", Xinhua dẫn lời Chalerm Yubamrung, Bộ trưởng Lao động Thái Lan, người đứng đầu Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự (CMPO) nói.

Lệnh bắt giữ được ban ra đối với cựu phó thủ tướng và một số cựu nghị sĩ quốc hội của đảng Dân chủ. Họ là những người lãnh đạo cuộc biểu tình kéo dài đang diễn ra ở Thái Lan bất chấp tình trạng khẩn cấp đã có hiệu lực từ tháng trước. Ông Chalerm từ chối bình luận về cách bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình trong khi họ vẫn tuần hành tại nhiều nút giao thông ở trung tâm thủ đô Bangkok.

Suthep và các cựu chính trị gia đảng Dân chủ bị cáo buộc tổ chức biểu tình làm gián đoạn cuộc bầu cử hôm 2/2 tại Bangkok và miền nam Thái Lan, khiến giao thông tê liệt, chiếm giữ nhiều tòa nhà chính phủ.

Cuộc bầu cử trên được Thủ tướng Yingluck tổ chức với hy vọng xoa dịu làn sóng biểu tình chống chính phủ bao trùm thủ đô Bangkok suốt ba tháng qua. Việc bỏ phiếu đã diễn ra hòa bình ở 90% điểm bầu cử của Thái Lan. Những nơi mà hoạt động này bị gián đoạn sẽ được Ủy ban Bầu cử tổ chức bỏ phiếu lại theo luật.

Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là "con rối" của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Tỷ phú này sống lưu vong kể từ khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.

Những người biểu tình đòi Thủ tướng tạm quyền Yingluck từ chức và thay thế chính phủ đương nhiệm bằng một hội đồng nhân dân không thông qua bầu cử. Họ muốn xóa bỏ tận gốc ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan. Tuy nhiên, bà Yingluck từ chối rời vị trí bởi bà được bầu ra từ đa số, và cho rằng yêu cầu trên là vi phạm hiến pháp và phi dân chủ.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất