| Hotline: 0983.970.780

Thái Nguyên: Nguy cơ sâu bệnh lấy mất vụ mùa

Thứ Tư 08/09/2010 , 10:06 (GMT+7)

Dù chỉ còn ít ngày nữa là đến thời điểm thu hoạch lúa mùa sớm nhưng trước tình trạng dịch rầy nâu tàn phá như hiện nay thì nguy cơ thất thu đang hiển hiện trên một số diện tích lúa.

Dù chỉ còn ít ngày nữa là đến thời điểm bà con nông dân tỉnh Thái Nguyên thu hoạch lúa mùa sớm (trà lúa chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vụ mùa) nhưng trước tình trạng dịch rầy nâu tàn phá như hiện nay thì nguy cơ thất thu đang hiển hiện trên một số diện tích lúa.

Chúng tôi có mặt tại khu vực xóm Nguyên Bẫy, phường Cải Đan, thị xã Sông Công chứng kiến cảnh một số hộ nông dân đang vội vã thu hoạch lúa mùa còn rất xanh. Nông dân cho biết, rầy nâu phá phách quá, không thu hoạch nhanh thì chúng ăn sạch. Ông Nguyễn Hải Đường thất vọng nói, 2 vợ chồng già có hơn 2 sào ruộng, phải ăn tranh với rầy nên may chăng được hơn tạ thóc, biết lấy gì mà sống?

Ông Trần Văn Quyết (một lão nông khác) cho hay, nhà có 6 sào ruộng thì đã bị cháy hơn 3 sào. Ông Quyết vạch đám lúa đang bị rầy tán phá cho mọi người xem, đàn rầy đen kịt bay tung lên hơn cả ong vỡ tổ. Rầy đen nhung nhúc trên khóm lúa, ông Lê Quang Hùng (Trạm trưởng KN thị xã Sông Công) ước lượng, có tới vài vạn con trên một mét vuông. Vì sao chúng phát triển nhanh và có mật độ lớn như thế? Ông Trần Minh Tâm (Phó phòng Kinh tế thị xã Sông Công) cho rằng, thời tiết diễn biến quá phức tạp, trong khi đó, bà con nông dân đã không thực hiện đúng yêu cầu của phòng kinh tế là sử dụng loại thuốc và kỹ thuật phun thuốc đã được khuyến cáo từ trung tuần tháng 8.

Tuy nhiên, tại xã Bá Xuyên (địa bàn vựa lúa của thị xã Sông Công) thì một số hộ nông dân đã phun đúng loại thuốc cũng như kỹ thuật phun do phòng kinh tế thị xã khuyến cáo nhưng rầy vẫn “nhởn nhơ” phá phách. Ông Đồng Văn Hồng (xóm La Cảnh 1, xã Bá Xuyên) cho biết, gia đình đã bỏ ra gần 300 ngàn đồng để mua thuốc Bassa về phun 2 lần liền cho 7 sào ruộng nhưng rầy vẫn còn. Tiếp tục lý giải về tình trạng trên, ông Trần Minh Tâm nói, có thể hiệu lực của riêng một loại thuốc đã không còn tác dụng đối với chủng rầy hiện nay.

Ông Trần Văn Thung (Chi cục trưởng BVTV tỉnh Thái Nguyên): Ngày 4/9, Chi cục đã ra thông báo khẩn. Ngày 6/9, đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh ra công điện về việc phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng. Tuy nhiên nếu nông dân không thực hiện quyết liệt và ra quân đồng loạt tạo thành chiến dịch phòng trừ rầy thì nguy cơ thất thu vụ mùa là rất cao.
Rầy nâu đã bùng phát ra diện rộng trên địa bàn, một số diện tích đã bị rầy làm cháy toàn bộ. Đúng vào thời điểm những ngày nghỉ thì rầy bùng phát nên việc chỉ đạo của chính quyền và cơ quan chức năng còn chưa kịp thời so với diễn biến của tình hình sâu bệnh. Thực tế trên đã dẫn tới tình trạng một số hộ dân rất lúng túng khi đối phó với tình hình rầy hại lúa. Đó là không biết có nên thu hoạch chạy rầy hay không? Nếu phun thuốc vào lúa đang trong thời kỳ làm hạt thì dư lượng thuốc BVTV trong hạt gạo có nguy hiểm không? Đặc biệt, nếu phun thuốc mà không được chỉ đạo đồng loạt thì chẳng khác nào đuổi rầy từ nơi này sang nơi khác.

Cũng như vậy, việc gặt chạy cũng chỉ là giải pháp tình thế, rầy sẽ tiếp tục di trú đến những thửa ruộng còn lại để phá phách. Một vấn đề cần lưu ý nữa là, vì rầy bùng phát mạnh nên bà con nông dân đổ xô đi mua thuốc đã dẫn tới tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc BVTV cục bộ tại một số thời điểm ở hầu hết các địa phương hiện nay.

Với mật độ 1.500 con/m2 trở lên, Chi cục BVTV tỉnh Thái Nguyên đã thống kê, hiện toàn tỉnh có gần 3.000 ha lúa bị nhiễm rầy. Trong đó, có trên 800 ha lúa nhiễm nặng; gần 4.100 ha lúa nằm trong diện tích phòng trừ tập trung tại các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Sông Công, Phổ Yên, Phú Lương, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên. Trong số các địa phương kể trên, vựa lúa của tỉnh Thái Nguyên là huyện Phú Bình đang bị rầy tàn phá với diện tích lớn nhất, 2.000 ha.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm