| Hotline: 0983.970.780

"Thái sư Trần Thủ Độ" gây chú ý

Thứ Sáu 27/12/2013 , 09:58 (GMT+7)

Với kinh phí khổng lồ, bộ phim được làm để chào mừng Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng 3 năm sau mới được lên sóng truyền hình.

Với kinh phí khổng lồ, bộ phim được làm để chào mừng Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng 3 năm sau mới được lên sóng truyền hình. Muộn còn hơn không, bộ phim không phải không còn nhiều sạn, song cũng cho thấy, phim lịch sử Việt vẫn hấp dẫn khán giả nếu được làm một cách cẩn thận.

Cuốn hút nhờ kịch bản

Phim "Thái sư Trần Thủ Độ" phát sóng trên VTV1 đã nhận được phản hồi tích cực từ khán giả và giới chuyên môn. Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, nhận xét: “Đây là một phim lịch sử chỉn chu. Đạo diễn chắc tay, có nghề và trong hoàn cảnh khó khăn của điện ảnh Việt Nam hiện nay, đó rõ ràng là nỗ lực của những người làm phim”. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng đánh giá cao "Thái sư Trần Thủ Độ" ở mặt nghề nghiệp: “Phim được làm kỹ lưỡng, câu chuyện rất chặt chẽ. Một bộ phim khá ổn”.


Cảnh trong phim "Thái sư Trần Thủ Độ"

Tuy nhiên, điều hấp dẫn ở bộ phim có lẽ là vì lâu lắm truyền hình mới có một bộ phim lịch sử chạm đến một thời kỳ vốn được nhiều người dân Việt Nam biết đến. Đầu tiên phải kể đến chi tiết khá hấp dẫn xuyên suốt bộ phim là mối tình giữa Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ xen lẫn cuộc tranh giành quyền lực trong triều đình giữa các dòng họ Lý, Đàm, Trần. Nhiều khán giả thắc mắc, đâu là thật, là dã sử trong bộ phim.

Theo nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản bộ phim: “Về tư liệu, ta chỉ có chính sử, trong khi Trung Quốc có cả dị sử, huyền sử, dã sử... Viết kịch bản phim lịch sử phải biết 10 mà viết 1, tái hiện một triều đại 60 năm nhưng phải am hiểu chặng đường 600 năm. Không nên nói chi tiết nào đúng, sai mà chỉ đúng tinh thần lịch sử”.

Tranh cãi

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cho hay: “Tôi thấy khán giả còn thắc mắc cả về trang phục lẫn cách xưng hô của các nhân vật trên phim. Nhưng làm phim lịch sử rất khác với phim phục cổ. Ngay từ đầu bộ phim đã có ghi dòng chữ “Lịch sử tùy thuộc những góc nhìn”. Tôi cho rằng càng nhiều tranh luận càng tốt, đó là nền tảng cho những bước đi tiếp theo.

Ngay cả với Trung Quốc, khi đạo diễn Trương Nghệ Mưu làm phim về Đường Minh Hoàng cũng cho phụ nữ trong triều ăn mặc trang phục hở hang, trong khi chính sử thì thời Đường, đàn bà con gái ăn mặc rất kín đáo. Phim ra mắt có đến 70% khán giả Trung Quốc lên án, cho rằng bôi nhọ lịch sử nhưng số còn lại thì ủng hộ với lập luận xem phim chứ đâu phải xem tài liệu sử. Ở thời đại nhà Trần, sử ta ghi đàn ông đóng khố; đàn bà răng đen, váy mốc. Vậy nếu cho diễn viên ăn mặc như trên lên màn ảnh thì liệu có ai xem không?"

Học giả An Chi nhận xét: Ngay cả khi chuyển cách xưng hô của người Trung Quốc, giữa anh em với nhau, sang tiếng Việt, một số dịch giả cũng giữ đúng tinh thần của tiếng mẹ đẻ mà dùng “em”, “tôi”…, chứ không dùng “huynh”, “đệ”. Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng, về nguyên tắc, việc xưng hô với nhau bằng “ông - tôi”, “anh - em”… trong phim "Thái sư Trần Thủ Độ" cũng không phải là chuyện không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, không thể không kể đến những chi tiết còn sống sượng, cách thể hiện chưa thực sự hoành tráng cần thiết xứng tầm với một bộ phim lịch sử. Cảnh giặc Quách Bốc vào chiếm ngôi của Nhà Lý tung hô cả một đội quân nhưng chỉ lèo tèo vào tên lính, cảnh đâm chém phải được “chữa” cho hoành tráng bằng cách quay chậm. Chưa kể, những cách xưng hô có phần hiện đại, tùy tiện của diễn viên...

Với những phản hồi tích cực từ "Thái sư Trần Thủ Độ", không ít người kỳ vọng nếu được quan tâm và đầu tư, các đạo diễn sẽ cho ra mắt những bộ phim lịch sử cuốn hút chứ không phải chịu cảnh màn ảnh nhỏ tràn ngập phim lịch sử Hàn Quốc, Trung Quốc... như hiện nay.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm