| Hotline: 0983.970.780

Thâm canh tăng năng suất sắn

Thứ Ba 04/08/2015 , 09:52 (GMT+7)

Tại Quảng Trị, Hiệp hội Sắn Việt Nam đã tổ chức hội nghị triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2015, định hướng nhiệm vụ năm 2016.

Hội nghị nhất trí phải tập trung đầu tư hơn nữa để không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng sắn, xứng đáng là 1 trong 10 mặt hàng được ưu tiên XK.

Chú trọng công nghệ để tăng giá trị

TS. Nguyễn Văn Lạng, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN, nay là Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam đề nghị các NM, hội viên của hiệp hội nên học tập mô hình trồng sắn đầy hiệu quả của TCty Thương mại Quảng Trị.

Trước đó, ông Hồ Xuân Hiếu, TGĐ TCty Thương mại Quảng Trị đã thuyết trình về mô hình trồng sắn khoa học được điều khiển từ điện thoại di thông minh nhằm giúp rút ngắn quy trình phát tiển, khai thác, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Hiện TCty có vùng nguyên liệu sắn tập trung gần 5.000 ha và NM chế biến tinh bột sắn lớn nhất tỉnh, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho hàng ngàn gia đình vùng miền núi và biên giới Việt - Lào.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, đơn vị đăng cai hội nghị cho biết, tỉnh này hiện có gần 12.000 ha sắn, 3 NM chế biến tinh bột sắn, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa phương. Nhờ trồng sắn nhiều hộ nông dân thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ.

Trước mắt, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành rà soát lại, quy hoạch quỹ đất để phục vụ phát triển trồng sắn. Khi 3 NM quá tải công suất, tỉnh sẽ cho phát triển thêm NM nhằm thu mua hết nguyên liệu cho người dân, kích thích SX.

Tỉnh cũng có hướng làm việc với cảng biển, ngành đường sắt để giải quyết khó khăn về vận tải hàng hóa cho các NM...

Theo ông Nguyễn Văn Lạng, tập trung chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp người trồng sắn có thu nhập cao hơn nhiều lần theo cách làm truyền thống, thiếu thông tin. Hiện hiệp hội có 84 thành viên, đều là những NM có sản lượng lớn. Cả nước có trên 100 NM SX tinh bột sắn.

Những năm qua, kim ngạch XK sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 1 tỷ USD/năm, năm cao nhất 1,6 tỷ USD/năm. Trong đó tinh bột sắn XK đến 80%, sắn lát XK 60%. Có 70% tổng sản phẩm từ sắn VN dùng XK.

XK tinh bột sắn Việt Nam đứng thứ 2, sau Thái Lan. Thiết bị công nghệ SX tinh bột sắn do Việt Nam SX 100%. Sắn là 1 trong 10 mặt hàng ưu tiên xuất của cả nước.

Thời gian tới, Hiệp hội Sắn Việt Nam chú trọng hơn vấn đề thị trường, mở rộng thị trường XK ngoài các nước truyền thống, cập nhật diễn biến thị trường để thông tin về giá nguyên liệu, giá sản phẩm đầu ra sớm nhất đến người trồng sắn.
Chú trọng về dây chuyền thiết bị chế biến tinh bột sắn tiến tiến, chế biến sâu tạo ra sản phẩm giá trị cao...

Việc sản phẩm từ cây sắn có giá trị trên thương trường đã làm thay đổi định kiến về cây sắn của các nhà quản lý cũng như các cơ quan lập chính sách vĩ mô.

Với việc nghiên cứu và chuyển giao các giống sắn mới do Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam), Tổ chức CIAT đã nghiên cứu, đưa năng suất sắn ngày càng tăng lên, những nơi có tưới có thể đạt trên 70 tấn/ha.

Vấn đề hội nghị quan tâm là môi trường. Hiện cả nước có 6 NM tinh bột sắn thải nước thải loại A. Hiệp hội đang xúc tiến làm tiêu chuẩn nước thải quy chuẩn VN cho riêng ngành sắn.

Hồ nước thải được phủ bạt để thu hồi biogas sấy sản phẩm, bã sắn đa số được đưa vào dây chuyền sấy đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngành chế biến tinh bột sắn không còn ô nhiễm môi trường như trước đây nữa. 

Phát triển bền vững

Ông Lạng nhấn mạnh, năm 2016 được xác định là năm “Phát triển bền vững cho ngành sắn” với trọng tâm là vùng nguyên liệu tổ chức quy hoạch theo mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng sắn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát giao Cục Trồng trọt chủ trì phối hợp các DN SX và chế biến xây dựng vùng nguyên liệu sắn tập trung, đầu tư thâm canh để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, khuyến cáo rộng rãi quy trình trồng sắn tập trung, bền vững cho nông dân nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp và Tổ chức JICA tập trung vào 3 lĩnh vực: Nghiên cứu chuyển giao giống sắn, các biện pháp canh tác và chế độ kiểm soát dịch bệnh. Chú trọng chất lượng sản phẩm của ngành sắn để hòa nhập các thị trường mới, khó tính như Mỹ, châu Âu.

Ở Việt Nam cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương, thực thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao.

Sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân hàng năm là 6%. Việt Nam hiện đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia có năng suất sắn cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, năng suất bình quân của cây sắn nước ta cũng chỉ ở mức 17 - 20 tấn/ha, tương đương 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn tại Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan 9%.

Nếu được đầu tư đúng hướng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác sắn bền vững chúng ta sẽ cạnh tranh được với các nước hàng đầu về XK sắn.

Theo ông Lạng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa mới có ý kiến về phát triển SX sắn bền vững. Theo đó, sắn là cây trồng đem lại cơ hội xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển KT-XH địa phương, nhất là các vùng khó khăn, đồng bào dân tộc.

Tuy nhiên, năng suất cây sắn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, phương thức canh tác còn lạc hậu, XK phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường là Trung Quốc.

Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị các viện nghiên cứu, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục BVTV, Cục Chế biến nông lâm thủy sản & nghề muối... tập trung nghiên cứu tìm hướng cho cây sắn phát triển tốt hơn nữa.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm