| Hotline: 0983.970.780

Thâm nhập “lò biển giả"

Thứ Năm 30/08/2012 , 08:55 (GMT+7)

Chỉ cần bỏ ra 200.000- 300.000 đồng, bất cứ ai cũng có thể đặt mua được những chiếc biển số xe máy, ôtô giả theo gói số tự chọn, kể cả tứ quý, tài lộc…

Vợ chồng "lò biển giả" ở số nhà 147 đang làm biển cho khách

Chỉ cần bỏ ra 200.000- 300.000 đồng, bất cứ ai cũng có thể đặt mua được những chiếc biển số xe máy, ôtô giả theo gói số tự chọn, kể cả tứ quý, tài lộc…

Điều đáng nói, mặc dù đã có khá nhiều trường hợp sử dụng biển số giả bị bắt, nhưng đến nay thực trạng bày bán biển giả này vẫn diễn ra.

Mua biển gì cũng có...

Lần theo thông tin bạn đọc phản ánh, phóng viên đã tìm về mục sở thị “lò” sản xuất và bày bán biển giả ở phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tạt vào quán sửa chữa xe máy ven đường, ngỏ ý hỏi mua biển số xe giả thì ông chủ quán đáp: “Ở ngay bên kia đường đó. Anh cứ sang bảo cần đặt biển số giả, họ sẽ đưa ra cho hàng trăm con số, tha hồ mà chọn. Giá rẻ như bèo ấy mà.”

Thấy khách tỏ vẻ ngạc nhiên, ông tiếp lời: "‘Lò biển giả’ này diễn ra cách đây 3- 4 năm rồi, cách đây hơn một năm, công an có xử lý nhưng đến nay vẫn vậy."

Theo cái chỉ tay của ông chủ quán, phóng viên vào vai người cần mua lấy biển số giả theo yêu cầu và sở thích. Để tránh sự nghi ngờ, chúng tôi phải tháo ngay chiếc biển xe máy rồi nhanh chóng xâm nhập “lò biển giả” này.

Nghe khách đặt vấn đề muốn làm biển kiểm soát xe gắn máy, con gái chủ “lò” đon đả: “Các anh cần đặt biển số gì?. Ở đây số gì cũng có, giá cũng rẻ thôi, 200.000- 300.000 đồng/chiếc. Nếu mua thì đặt tiền trước, chiều mai quay lại sẽ có.”

Để minh chứng cho lời nói, chị ta đưa ra cuốn sổ ghi nhan nhản những con số, cùng những tấm biển giả số đẹp đã làm sẵn cho khách xem. “Ở đây không ghi tên khách hàng nên phải đặt tiền trước, ít nhất là một nửa,” chị giải thích.

Còn theo bà chủ “lò”, khách nên làm biển số ở Bắc Ninh là an toàn nhất. “Thích biển số gì, mã vùng ở đâu cũng được thôi, nhưng để đảm bảo lâu dài thì nên làm biển số 99,” bà nói.

Khi được hỏi, biển số giả này có dễ bị công an phát hiện không, bà chủ thẳng thừng: “Làm sao phát hiện được, chúng tôi đã làm cho biết bao người rồi có sao đâu.”

Biển giả... mà như thật!

Tỏ vẻ chưa mỹ mãn với tấm biển giả, từ trong nhà đi ra, ông chủ “lò” rắn giọng: “Yên tâm đi, biển gắn quốc huy (dấu sao) đàng hoàng đó thôi, công an khó phát hiện lắm.”

Dứt lời, ông cầm ngay chiếc biển số 30 Z7- 0191 vừa làm, lật lại phía sau cho khách xem dấu sao rồi nói: “Cứ có dấu sao này thì yên tâm mà đi.”

Theo quan sát của phóng viên, những chiếc biển số giả được cặp vợ chồng chủ “lò” này sản xuất nhìn bằng mắt thường cũng không khác là mấy so với biển số xe được cơ quan cảnh sát giao thông cấp phép, cho lưu hành.

Vì vậy, nếu chỉ nhìn mặt trước tấm biển thì rất khó để phát hiện thật, giả.

Tìm hiểu, chúng tôi được biết, cách đây hơn 1 năm, việc bày bán biển giả diễn rất công khai. Thấy được mối nguy hại, công an địa phương đã tiến hành xử lý 2 cơ sở sản xuất biển giả ở số nhà 147, 149.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn im ắng, “lò biển giả” 147 lại hoạt động, và nhanh chóng tạo được thương hiệu cho riêng mình, để “phù phép” cho hàng chục chiếc biển số giả trót lọt ở ngoài thị trường mỗi ngày.

Theo quan sát của phóng viên, chỉ trong vòng chưa đến 30 phút ngồi quan sát, đã có 5 tấm biển được chủ “lò” hoàn thành và tự tay gắn biển vào xe cho khách, ngay trên đường có đông đúc người qua lại.

Qua khảo sát và ghi nhận lời đánh giá của người dân trên địa bàn, cho thấy đa phần đều biết “lò” sản xuất biển giả ở số nhà 147.

Cùng với đó, nhiều người dân còn khẳng định rằng họ đã từng chứng kiến những bao bì đựng biển số giả được vận chuyển lên tận Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ.

“Các anh ở xa không biết đấy thôi, ở đấy ngày nào chả có ít nhất trên dưới chục người đến đặt mua biển giả. Ngay cả biển xanh, biển đỏ, biển ôtô còn làm được cơ mà,” một cò biển giả nói.

Đang nghe gã cò mồi "tiếp thị," một cặp tóc xanh, tóc đỏ dừng xe lao vào, giọng sang sảng: “Làm cho em biển số đẹp đẹp ông anh, làm luôn và ngay nhé.”

Vội vã nhìn khách, ông chủ “lò” gật đầu rồi lại dùng búa gõ gõ đập đập vào những chiếc biển số đang làm dở. Còn bà vợ thì loay hoay ở ngoài, ánh mắt đưa đẩy theo dõi, mời mọc khách qua đường...

Qua 3 lần đến liên hệ công tác với công an thị xã Từ Sơn, chỉ nhận được câu trả lời “sếp đi họp…” từ các đồng chí trực ban, cuối cùng phóng viên cũng có cuộc trao đổi ngắn qua điện thoại với Thượng tá Nguyễn Hữu Hưng, Trưởng công an thị xã Từ Sơn, về thực trạng bày bán biển giả trên địa bàn.

Ông Hưng cho hay, vì vừa mới về nhận công tác 4 tháng nên việc làm biển giả hiện có hay không thì ông cũng chưa nắm được cụ thể. Tuy nhiên, “vấn đề này, theo tôi được biết thì công an đã xử lý dứt điểm cách đây hơn 1 năm rồi,” ông nói.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho hay: “Nếu phát hiện, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm minh theo luật, chứ không bao che cho bất cứ trường hợp nào ngoài luật. Bây giờ, nếu có thì cũng chỉ lén lút thôi, chứ không có chuyện bày bán như rau mỗi khi công an đến.”

Thế nhưng, thiết nghĩ dù việc bày bán biển giả công khai hay lén lút thì nó cũng tiềm tàng nhưng hệ lụy như tiếp tay cho kẻ gian ăn cắp xe máy, làm giấy tờ giả… Từ mối nguy đó, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu chính quyền và công an địa phương có biết mà vẫn "làm ngơ" cho thực trạng này?

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm