| Hotline: 0983.970.780

Thâm nhập thị trường "mua bán trứng phụ nữ"

Thứ Hai 15/07/2013 , 09:55 (GMT+7)

Thâm nhập đường dây “phụ nữ bán trứng”, chúng tôi thực sự sốc trước một nghề mới đã và đang diễn ra hết sức thầm lặng. Người bán là những phụ nữ còn trẻ hoặc đã luống tuổi nhưng đầy đủ sức khỏe, còn người mua là những cặp vợ chồng vô sinh nhiều năm.

 

Lần đầu, rồi lại lần hai

Thâm nhập đường dây “phụ nữ bán trứng”, chúng tôi thực sự sốc trước một nghề mới đã và đang diễn ra hết sức thầm lặng. Người bán là những phụ nữ còn trẻ hoặc đã luống tuổi nhưng đầy đủ sức khỏe, còn người mua là những cặp vợ chồng vô sinh nhiều năm.

Được sự hướng dẫn của một cán bộ dân số của UBND phường Linh Đông, quận Thủ Đức (TPHCM), chúng tôi đến căn nhà trọ nằm sâu trong một hẻm nhỏ nóng hầm hập ở khu phố 7 của gia đình chị L.T. H (35 tuổi, quê Ninh Bình) tạm trú từ 6 năm nay. Chi H nom người khỏe mạnh, là một công nhân may có 4 đứa con.

Chị đang nuôi nấng chăm sóc 2 đứa, còn 2 đứa con khác đang ở nhà người ta mà mặt mũi ra sao chị không hề biết. Bởi đó là kết quả của 2 lần bán trứng trước đó. “Bán lần đầu, tui nhận được 20 triệu đồng, mừng lắm nhưng rồi khóc vì té ra làm nghề này cũng không dễ dàng gì, tủi thân lắm!”, chị H tâm sự.

Sau khi sinh con đầu lòng, 2 vợ chồng chị H dắt díu nhau từ Ninh Bình, vào TP. HCM làm ăn. Dù đã vào đây chục năm nay, nhưng kinh tế gia đình vẫn khá khó khăn.

Chị kể, lần đầu vào “nghề” cách đây vài năm, khi bố đẻ chị phải mổ sỏi thận, trong lúc cần tiền không biết làm sao để lo cho bố. Qua giới thiệu, bắt mối chị H đã bán trứng cho một căp vợ chồng Việt kiều Đức. “Tổng cộng, tôi đã bán 2 lần, cũng may mắn là cả 2 lần tôi đều bán cho các cặp vợ chồng Việt kiều. Bán cho họ vừa được giá cao, lại vừa yên tâm”, chị thổ lộ.


Căn nhà trọ của chị L.T.H ( quê Ninh Bình) tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức

“Bây giờ tui không bán trứng nữa vì bác sĩ nói “quá lứa” trứng không đảm bảo, nên nếu ai có nhu cầu mua, bán thì tôi giới thiệu dùm thôi. Mà mỗi lần bán cũng cực khổ lắm vì phải giấu chồng và vợ chồng cãi nhau hoài.

Không những vậy, cũng phải năm lần, bảy lượt lên bệnh viện làm đủ thứ xét nghiệm xem có bệnh tật di truyền gì không, rồi đi lại, chờ đợi mất cả tháng nhưng không đem lại kết quả. Cho nên không phải ai cũng đủ “chuẩn” để bán trứng được. Nếu không thì chị em đãtheo nghề này hết rồi!”, chị H chia sẻ.

Khi xét nghiệm đủ chuẩn, trước khi chọc lấy trứng, bác sĩ phải tiêm thuốc kích thích buồng trứng để trứng đạt tiêu chuẩn. Thời gian này kéo dài từ 2-4 tuần, người bán trứng không được có quan hệ vợ chồng và sống lành mạnh (không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia).

 Lúc đó, ông chồng nào mà chẳng nghi ngờ vợ mình ngoại tình. Còn mình không được nói ra chuyện này với chồng, bởi nó thuộc loại “thầm kín” mà lại tày trời.

Không chỉ bán trứng, chị H còn giới thiệu cho người quen để bán trứng. Hầu hết khách mua của chị là Việt kiều nên khoản hoa hồng mỗi lần giới thiệu khá cao. Chị H luôn khẳng định mình không phải là “cò”, chỉ khi có người quen biết, cần tìm đến thì giới thiệu dùm, chứ không chuyên làm việc này.

Qua chị H, chúng tôi đến địa chỉ của chị Đ.H.G (24 tuổi, quê ở Kiên Giang, tạm trú tại đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP. HCM) để tìm hiểu thêm. Dáng người cao ráo, trắng trẻo, khuôn mặt xinh xắn là điểm nổi bật của G.

Chị cho hay, đau đớn, mệt mỏi là cảm giác mà chị cảm nhận được sau khi chọc trứng lần đầu. Tuy nhiên, hiện G cũng đang tìm người bán trứng lần 2 do đang cần tiền gấp để gửi cho mẹ bị bệnh nặng dưới quê.

“Mỗi lần nghĩ đến việc đi cho trứng mà em vẫn sợ, sau lần đó em đã tự hứa là không bao giờ cho nữa. Tuy nhiên, gia đình đang kẹt tiền nên em đã rao “bán” trứng từ hơn 4 tháng nay nhưng chưa có người mua.

Lần trước, em bán trứng cho một cặp vợ chồng được gần 30 triệu, trong đó mình được hưởng 2/3, số còn lại được chia cho người dắt mối. Riêng chi phí xét nghiệm và quá trình chọc lấy trứng thì bên “mua” chịu. Và chỉ khi bán cho nhà giàu và Việt kiều mới được giá cao như vậy”, G chia sẻ thêm...

Đối với việc mua bán trứng chỉ có người mua, người bán thỏa thuận, còn khi vào bệnh viện để thực hiện các thủ tục thì chuyện mua bán lại được đổi thành “hiến-tặng”. Theo BS Hồ Mạnh Tường (Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TPHCM), mua bán trứng là hành vi bị cấm, việc xin cho trứng phải là tự nguyện, không được mua bán.

“Hiện nay, người hiến trứng gặp không ít khó khăn về thời gian, thủ tục như chích thuốc kích thích liên tục mỗi ngày trong thời gian từ 2-4 tuần, rồi phải nằm trong độ tuổi 18 đến 35, đã có gia đình và ít nhất một con khỏe mạnh, con nhỏ nhất lớn hơn 12 tuổi, chưa từng cho trứng, không mắc các bệnh lý nội khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh lý di truyền, xét nghiệm HbsAg, HIV, BW đều âm tính, xét nghiệm nội tiết chức năng buồng trứng bình thường. Đây là lý do khiến cho tình trạng bán trứng lén lút bên ngoài có “đất” hoạt động”

(TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết- PGĐ kiêm Trưởng khoa Hiếm muộn,  BV Từ Dũ,TPHCM).

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm