| Hotline: 0983.970.780

Tham vấn ý kiến về dự thảo hướng dẫn thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chủ Nhật 24/09/2017 , 19:51 (GMT+7)

Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được xây dựng nhằm thay thế cả 3 thông tư...

Mới đây, tại Khánh Hòa, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và một số nội dung về dịch vụ môi trường rừng, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).

15-56-12_vnff_
Toàn cảnh hội thảo

Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được xây dựng nhằm thay thế cả 3 thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 05/5/2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và Thông tư số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Dự thảo này được cho là sẽ khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và phù hợp với các nội dung, quy định của Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Nghị định 147/2016/NĐ-CP và các quy định hiện hành khác. Với 20 điều chia làm 6 chương, Dự thảo Thông tư quy định những nội dung rất quan trọng về xác định tiền dịch vụ môi trường rừng; kế hoạch thu, chi, xác định diện tích để chi trả, miễn giảm tiền dịch vụ môi trường rừng.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã thảo luận về nội dung xã hội hóa nguồn tài chính ngoài ngân sách được thể chế hoá trong Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), coi đây là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Theo ông Phạm Hồng Lượng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp thì các sáng kiến tài chính mới có ý nghĩa quan trọng góp phần huy động nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp bền vững. Khi và chỉ khi chủ rừng, người dân sống trong và gần rừng có được lợi ích, động lực kinh tế từ rừng thì công cuộc bảo vệ, phát triển rừng mới thực sự thành công, tuy nhiên, việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính cần đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khơi thông 'huyết mạch' những cánh đồng đất Cảng: Kênh mương 'cấp xã' chắp vá

HẢI PHÒNG Hệ thống công trình thủy lợi do các xã quản lý ở Hải Phòng được đầu tư từ lâu, đã xuống cấp do thiếu kinh phí tu sửa, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.