| Hotline: 0983.970.780

Thần kỳ Bát Tràng

Thứ Sáu 19/11/2010 , 11:19 (GMT+7)

Trong khi hầu hết các làng nghề thất điên bát đảo sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì Bát Tràng lại có một bước phát triển tuyệt vời.

Để lột tả sức vươn lên đáng kinh ngạc về kinh tế của Nhật Bản sau thất bại ở Thế chiến thứ II, các nước trên thế giới đã phải dùng thuật ngữ “Thần kỳ Nhật Bản”. Ở nước ta cũng vậy, trong khi hầu hết các làng nghề thất điên bát đảo sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) lại có một bước phát triển tuyệt vời.

>> Mây tre đan Phú Nghĩa cầm chừng
>> Ngã rẽ làng tranh Đông Hồ
>> ''Làng nghề hậu khủng hoảng''

Cũng giống như mọi làng nghề truyền thống khác, Bát Tràng không thoát được tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã len lỏi tới từng ngõ ngách của đời sống. Nhưng nhờ có những quyết định, chủ trương kịp thời sáng suốt, mạnh tay đầu tư vào khoa học kỹ thuật và mạng lưới phân phối, làng gốm Bát Tràng không những không bị sụt giảm về số lượng và doanh thu, mà ngược lại, uy tín của Bát Tràng cứ tăng lên vùn vụt.

Chúng ta vừa tiến hành tổng kết 1 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và kết quả đem lại rất khả quan. Nhưng xin thông báo rằng, làng gốm Bát Tràng đã làm công việc này cách đây ba năm. Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Đào Xuân Hùng cho biết, khi cuộc khủng hoảnh kinh tế thế giới bắt đầu manh nha, nhận thấy việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường xuất khẩu rủi ro vô cùng lớn nên đầu năm 2007, các hộ sản xuất gốm ở Bát Tràng đã xây dựng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đại lý ủy quyền chuyên bán sản phẩm và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng.

Ông Hùng đúc kết, đây chính là mấu chốt giúp Bát Tràng thoát được cơn khủng hoảng ba năm về trước. Điều đó đã được chứng minh, chỉ sau một thời gian ngắn bắt tay vào kinh doanh ở thị trường nội địa, một thị trường mới mẻ lâu nay vẫn bị bỏ quên, Bát Tràng đạt được ngay thành công mỹ mãn. Thương hiệu tên tuổi của gốm Bát Tràng đã lan rộng khắp nơi, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sản xuất ra không đủ hàng để bán.

TS Lê Đức Thịnh:

Tư duy hỗ trợ làng nghề đã không còn phù hợp. Mỗi loại nghề có nhu cầu hỗ trợ khác nhau, chính vì vậy Nhà nước phải có chương trình dài hơi, tổng hợp thay vì tư duy đề án như hiện nay. Tư duy phát triển làng nghề phải gắn với phát triển công nghiệp. Hộ nghề phải là xương sống của làng nghề, không thể bị gạt ra khỏi các chính sách như hiện nay.

Theo nghệ nhân Trần Độ, một yếu tố khác giúp Bát Tràng gặt hái được thành công như ngày hôm nay phải kể đến sự mạnh tay đầu tư của người dân Bát Tràng. “Trong khi các làng nghề khác vẫn dùng phương pháp nung gốm bằng lò than truyền thống, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ở Bát Tràng 90% các hộ sản xuất đã chuyển sang công nghệ lò nung ga. Mặc dù chi phí đầu tư một dây chuyền, công nghệ lò nung ga lên tới cả tỷ đồng nhưng hiệu quả mà nó đem lại vô cùng to lớn. Ưu điểm của lò nung ga làm giảm chi phí nguyên liệu, nhiệt của lò ga rất cao và đều, có thể thoải mái điều chỉnh nhiệt độ nên chất lượng men gốm nung ra rất đẹp, mịn, ít có lỗi”- ông Độ nói.

"Đừng quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, nên quay về thị trường nội địa để cân đối cung cầu"- đó là khuyến cáo của  TS Lê Đức Thịnh (số báo trước tác giả nhầm viết thành Lê Khắc Trịnh), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn rút ra từ những nghiên cứu về sự phát triển của làng gốm Bát Tràng. Cụ thể, những năm 1996 – 2004 thị trường xuất khẩu chiếm tới 60 - 80% tổng số sản phẩm tiêu thụ của Bát Tràng thì năm 2008 giảm xuống 30% và 2009 chỉ còn 20%. Bên cạnh đó, hộ nghề, câu lạc bộ, hiệp hội DN ở Bát Tràng đã biết bắt tay vào việc quảng bá sản phẩm trong nước từ 2006. Đến 2008/2009, khắp cả nước đã có hệ thống đại lí, phân phối của Bát Tràng (DN, hộ nghề, đứng cùng một tên) bán hàng dưới thương hiệu Bát Tràng.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm