| Hotline: 0983.970.780

Thắng kiện dân sự như thua

Thứ Tư 14/01/2015 , 08:47 (GMT+7)

Đầu năm mới, nhiều người thắng kiện dân sự lại hành trình chạy yêu cầu thi hành án, còn chấp hành viên vò đầu bứt tai. 

Thủ tục thi hành án vốn phức tạp mà tài sản thi hành án thường gắn với đất nên thi hành án như vô vọng.

1. Ông Nguyễn Văn Thành ở phường Xuân Khánh (Ninh Kiều, Cần Thơ) nom già hơn tuổi 48 với ôm hồ sơ khiếu nại lên Tổng cục Thi hành án dân sự.

Bản án có hiệu lực từ năm 2011, buộc bà Trần Thị Khánh Lan ở phường Hưng Lợi (Ninh Kiều) trả cho ông gần 2,8 tỷ đồng, và ông cũng đã mất một vòng khiếu nại lên Tổng cục. Do tài sản thi hành án của bà Lan là đám đất ở vào quy hoạch khu công nghiệp.

Quy hoạch đã lâu nhưng “treo”. Đầu năm 2014, Cục Thi hành án TP Cần Thơ thấy đám đất của bà Lan còn trống nên ra quyết định cưỡng chế kê biên. Xem lại thì đám đất dính quy hoạch nên không thực hiện được.

Nhùng nhằng mãi, ông Thành khiếu nại Tổng cục Thi hành án dân sự. Tổng cục chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự Cần Thơ: xác minh đám đất của bà Lan được bồi thường bao nhiêu tiền để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền lấy trả cho ông Thành.

Đến đây, xuất hiện hợp đồng bà Lan đã bán đám đất cho ông Nguyễn Văn Ngọc ở TP.HCM, từ năm 2008. Phòng TN&MT địa phương khẳng định, đám đất còn đứng tên bà Lan.

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Cần Thơ, ông Trần Quốc Lộc, giải thích đất quy hoạch khu công nghiệp, nhà đầu tư được phép tự thỏa thuận với người dân và mua bán không cần sang tên.

Theo ông Lộc, ông Ngọc là giám đốc doanh nghiệp, chủ đầu tư nên bây giờ “không thể xử lý tài sản này để thi hành án cho ông Thành”.

Nhưng ông Thành phản ứng, cho rằng trong hợp đồng mua đất ông Ngọc đứng tư cách cá nhân, “bây giờ gắn vào chủ đầu tư là bóp méo sự thật”, nên ông Thành lại làm đơn khiếu nại lên Tổng cục.

2. Ông chấp hành viên thi hành án dân sự quận Ninh Kiều (Cần Thơ) Nguyễn Hữu Trung giơ xấp quyết định cưỡng chế thi hành án dày cộp, than thở: “Không biết bao nhiêu mà đếm”.

Quyết định ban hành trong chục năm qua để thực hiện bản án dân sự có hiệu lực cuối năm 2004, buộc bà Mã Kim Đào trả cho Cty Xây dựng Cần Thơ hơn 438 triệu đồng.

Hồi đó, bà Đào là chủ DNTN Hoàng Minh thuê Cty Xây dựng Cần Thơ làm một cái nhà để bày hàng bán, nhưng không có tiền trả. Cty Xây dựng Cần Thơ kiện ra tòa, mới rõ bà Đào “tay không kinh doanh”: đất thuê của trung tâm hội chợ, hàng ký gửi bán hưởng hoa hồng, nhà xây nợ tiền. Ban đầu tính cưỡng chế kê biên đất và hàng hóa đều không thực hiện được.

Thi hành án dân sự chỉ còn có thể cưỡng chế phát mãi chính cái nhà do Cty Xây dựng Cần Thơ bỏ tiền xây nên, nhưng rao bán nhiều lần không có người mua. Bên thắng kiện phải ôm món nợ “thắng kiện như thua” hơn chục năm nay.

3. Ở TP Long Xuyên (An Giang), cả thi hành án và người thắng kiện đang phải đánh vật với “đại gia nợ nần”. Bản án có hiệu lực cuối năm 2011, Chi cục Thi hành án dân sự TP Long Xuyên ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản và đã công khai bán đấu giá 5 lần nhưng chưa có kết quả.

Một khu đất vàng giữa TP Long Xuyên được giao cho Cty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Kinh doanh nhà đất Long Xuyên (Cty Long Xuyên) xây dựng trung tâm thương mại.

Theo thiết kế, hơn một nửa xây khối cao tầng, còn lại xây mấy dãy 3 tầng. Cty CP Đầu tư và Tư vấn thiết kế Xây dựng 91 (Cty 91) được thuê thi công nhưng làm được mấy dãy nhà 3 tầng thì bị nợ nên kiện ra tòa. Kê biên tài sản, lộ ra Cty Long Xuyên là “chúa chổm”.

Bà chấp hành viên Trần Thị Thanh Hường cho biết, qua đấu giá nhiều lần chưa thành nên phải hạ giá đến nay phần đất trống của Cty Long Xuyên chỉ còn giá khởi điểm hơn 105 tỷ đồng “không đủ trả nợ ngân hàng”. Cty 91 chỉ còn biết nhìn vào mấy dãy nhà do chính mình xây dựng mà Cty Long Xuyên đang cho thuê bán hàng.

Giám đốc Cty 91 Lê Trọng Khoa ngán ngẩm: “Mấy dãy nhà cho thuê mỗi tháng khoảng 300 triệu đồng, chúng tôi đang đề nghị thi hành án cưỡng chế lấy tiền thuê trả dần cho chúng tôi, nếu được thì cũng chưa biết bao giờ mới hết nợ”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm