| Hotline: 0983.970.780

Thằng Tới

Thứ Tư 04/06/2014 , 08:03 (GMT+7)

Mặc dù nhà nghèo, nhưng Tới là đứa đàng hoàng, có lòng tự trọng. Nó không lèm nhèm bất cứ chuyện gì.  Cho nên việc Tới giành phần quà sáng của đứa bạn, tôi thấy ngạc nhiên.

Thực ra chuyện không có gì to tát. Và cũng hay xảy ra. Đó là buổi sáng trước giờ vào lớp, một số học trò không kịp ăn sáng ở nhà, ông bố bà mẹ bèn mua quà sáng dọc đường, phổ biến nhất là bánh mỳ pa-tê hoặc kẹp thịt, xúc xích. Vào trường, bọn trẻ chọn một chỗ khuất ngồi ăn.

Nắm được quy luật này, mấy đứa có thân hình cao to, phốp pháp lại ngổ ngáo, bèn ra “xin đểu”. Bọn nhỏ yếu thế, biết không thắng được chúng, đành chịu chia phần. Đã ăn chạc, chúng lại lấy phần ngon, phần nhiều thịt, khiến bọn nhỏ rất ấm ức. Nhưng hễ mách cô giáo, thầy giáo thì coi chừng, ăn đòn là cái chắc.

Hiện tượng này, các thầy cô cũng đã biết. Nhưng để bắt được quả tang chúng, rất khó. Có trường hợp chứng kiến tận mắt việc này, thì bọn nhỏ lại nói rằng, ấy là chúng tự nguyện, rằng chúng không thể ăn hết… Thế là các thầy cô chỉ còn biết cách nhắc nhở, răn đe bọn kia.

Cái bọn “xin đểu” ấy, bọn tôi biết rõ chúng là những đứa nào. Có điều chúng chỉ dám bắt nạt bọn nhỏ con, những đứa như tôi, có mà thách kẹo. Đôi khi tôi thấy tức thay cho lũ nhỏ, nhưng nghĩ, nó có làm gì mình đâu mà sinh sự? Nó có ở lớp mình đâu mà can thiệp? Bởi thế, lại…thôi.

Nhưng có một lần khiến tôi hết sức ngạc nhiên và cảm thấy bất bình. Trường hợp này, lại không phải lũ xin đểu kể trên, mà là thằng Tới.

Tôi không cùng lớp với nó, nhưng ở gần nhà. Mồ côi cha. Mẹ già yếu. Dưới Tới còn hai đứa em. Ba đứa con ăn học, là điều quá sức cho gia đình Tới. Tuy vậy, việc Tới đỡ đần công việc cho gia đình, nên cũng đỡ chật vật.

Mặc dù nhà nghèo, nhưng Tới là đứa đàng hoàng, có lòng tự trọng. Nó không lèm nhèm bất cứ chuyện gì, nhất là chuyện ăn uống. Điều này thì tôi biết rõ. Nhiều lần bố mẹ tôi cấp đỡ, gia đình nó đều từ chối. Có món gì không tiện từ chối, thì thế nào bà mẹ cũng tìm cách đưa sang một thứ gì để đáp lại.

Lúc con cá do Tới đi câu, đánh bắt được. Khi thì quả bầu, nắm rau do nhà tăng gia. Cho nên việc Tới giành phần quà sáng của đứa bạn, tôi thấy ngạc nhiên. Và tôi quyết tìm cho ra nhẽ. Thì ra là như thế này:

Thằng Đoàn, học cùng lớp với Tới, được bạn bè gọi đùa là “cậu ấm”. Gia đình nó khá giả, mà bố mẹ thì chiều. Sáng nào nó cũng được bố mẹ mua cho một món ăn sáng to vật vã. Hình như bố nó luôn phải đi làm sớm, không bố trí cho nó ăn sáng ở nhà được, nên hễ đến trường, thế nào nó cũng cầm theo một món đồ ăn sáng. Khi thì gói xôi. Khi thì ổ bánh mì.

Thường xuyên nhất là ổ bánh mì. Một cái bánh to đùng, bên trong kẹp pa-tê, xúc xích, có khi lòi cả ra ngoài. Không khi nào nó ăn hết. Có hôm chỉ ăn non nửa cái bánh, còn lại nó ném vào thùng rác không thương tiếc. Trong lớp có con bé Mận nhà nghèo, hình như chẳng được ăn sáng bao giờ. Thấy nghịch cảnh đó, Tới tức lắm.

Khi thằng Đoàn tìm một chỗ khuất, giở bánh ra ăn, Tới liền tiến lại, giọng nghiêm nghị: “Mày có ăn hết cái bánh không?”. Thấy Tới, thằng Đoàn có vẻ run, nhưng vẫn nói cứng: “Tao ăn, kệ tao. Việc gì đến mày?”. Tới giằng lấy cái bánh trên tay thằng Đoàn, bẻ ra hai nửa. Một nửa lớn, đưa lại cho nó. Một nửa bé, giữ lấy: “Nếu mày ăn hết chỗ đó, tao đưa nốt. Còn không ăn hết, tao cho đứa khác. Không có chuyện bánh ngon thế này, lại vứt vào thùng rác đâu nhé!”.

Thằng Đoàn ngồi nhai uể oải. Nó không ăn hết nửa bánh mà Tới đưa, nói gì đến phần còn lại? Thế là Tới đưa phần bánh đó cho con Mận, rồi thậm chí, đứng canh chừng cho con Mận ăn hết, mới đi chỗ khác.

Việc làm của Tới, không ngờ có đứa mách thầy giáo. Thầy đã không quở mắng Tới, mà nhẹ nhàng khuyên nhủ. Nghe nói sau đó, Tới không giành phần bánh của thằng Đoàn cho Mận, mà thỉnh thoảng mua một món ăn sáng gì đó cho cô bé tội nghiệp kia.

Có một điều khiến tôi bất ngờ hơn. Nghe nói thằng con trai mình bị bạn “ăn chặn”, ông bố rất tức tối. Nhưng khi hiểu ra đầu đuôi, thì ông lại xử sự như thế này: Mỗi sáng, ông chỉ mua cho thằng con một cái bánh mì nhỏ, đủ để nó ăn không thiếu không thừa. Rồi ông lại mua thêm một cái bánh mì nhỏ khác, cho cô bé Mận.

Nghe nói ít ngày sau, chính Tới gặp ông bố thằng Đoàn, nói rằng nó có thể lo suất ăn sáng cho cô bé cùng lớp, hay gia đình cô bé đã lo được cho cô bé rồi. Thực hư thế nào, thì chính tôi cũng không biết cặn kẽ. Như người ta nói, vậy là một cái kết có hậu.

Tổng kết cuối năm, cả trường tôi chỉ có mỗi Tới được đi thi học sinh giỏi thành phố. Và cậu ta đã đạt thành tích cao trong kỳ thi ấy. Bây giờ thì tôi đã hiểu ra rằng, có những việc nhìn bề ngoài, thấy đáng trách đáng chê. Nhưng nếu tìm hiểu cho rõ ngọn nguồn, có khi đó lại là một việc làm thật cảm động.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm