| Hotline: 0983.970.780

Thành công là do nhân dân đồng thuận

Thứ Năm 17/01/2013 , 11:02 (GMT+7)

Thể hiện rõ nét sự đồng thuận của nhân dân là: thực hiện hiến đất, vật dụng kiến trúc và tiền mặt trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đó là kết luận của BCĐ Chương trình xây dựng NTM TP HCM trong buổi họp tổng kết thực hiện chương trình “phát triển kinh tế gắn với tổ chức SX, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập tại 5 xã điểm xây dựng NTM của TP giai đoạn 2010 - 2012”.

Thể hiện rõ nét sự đồng thuận của nhân dân là: thực hiện hiến đất, vật dụng kiến trúc và tiền mặt trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương để đẩy mạnh phát triển SX; thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn. Với phương châm “Huy động nội lực tại chỗ là chính; lấy sức dân lo cuộc sống cho dân; Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua các chương trình đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển của từng thời kỳ”, nên đến cuối tháng 12/2012, tổng kinh phí thực hiện phát triển SX tại 5 xã điểm là hơn 2.800 tỉ đồng (trong đó nguồn vốn trong dân và cộng đồng chiếm đến gần 97%). Điều đó cho thấy, nếu tăng cường vận động, tuyên truyền, có thể huy động nguồn lực lớn trong dân để đẩy mạnh phát triển.

Tính chung trên toàn TP, doanh thu bình quân 1 ha đất SX năm 2009 là 138,5 triệu đồng, năm 2010 là 155 triệu đồng/ha, năm 2011 là 202 triệu đồng/ha và đến năm 2012 là 239 triệu đồng/ha. Như vậy, bằng các giải pháp, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng - vật nuôi kém hiệu quả sang các lại cây, con có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, đã góp phần tăng giá trị SX trên một đơn vị diện tích 172,5% (năm 2012 so với năm 2009 - năm bắt đầu xây dựng các mô hình NTM).


Nhờ một phần hỗ trợ từ Chương trình XD NTM, cơ sở hoa lan của ông Huỳnh Văn Hùng ở xã Nhơn Đức, Nhà Bè thu hơn 30 triệu đồng/tuần

Thu nhập bình quân người/năm so với khi xây dựng đề án, xã Tân Thông Hội đạt 34,3 triệu đồng (1,84 lần); Thái Mỹ 30,9 triệu đồng (1,82 lần); Xuân Thới Thượng 29,5 triệu đồng (1,9 lần)… So với chuẩn nghèo TP HCM (giai đoạn 3 từ năm 2010 – 2015): tại 5 xã điểm đều đã nâng thu nhập hộ nghèo mức 12 triệu/người/năm được 3.236 hộ, giảm còn 778 hộ.

Đến tháng 12/2012, Ban quản lý xây dựng NTM 5 xã đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế các huyện và các đơn vị liên quan củng cố, nâng cao hiệu quả các HTX, tổ hợp tác hiện có; thành lập mới 1 HTX (xã Tân Nhựt) và 14 tổ hợp tác. Đến nay, tại 5 xã điểm có 4 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp với 103 xã viên (chưa tính HTX Nông nghiệp Sao Vàng, xã Thái Mỹ, thành lập trong năm 2012 đang trong giai xây dựng cơ sở hạ tầng), 29 tổ hợp tác với 686 thành viên.

Hoạt động của các HTX và tổ hợp tác trên địa bàn 5 xã điểm đã hỗ trợ hoạt động SX, cung ứng các dịch vụ đầu vào đầu ra cho các thành viên; ứng dụng khoa học kỹ thuật; góp phần đẩy mạnh liên kết SX, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Các mô hình SXNN hiệu quả như: Rau an toàn, hoa lan - cây kiểng, nấm, cỏ thức ăn gia súc, chăn nuôi bò sữa, bò thịt, chăn nuôi heo, nuôi cá sấu, nuôi trăn, cá cảnh.

“Tôi có hơn 10.000 m2 lan Derobium và Mokara cắt cành, cứ mỗi tuần thu hơn 30 triệu đồng. Được như vậy, ngoài sự năng động của bản thân còn nhờ áp dụng KHKT và tư vấn từ HTX, địa phương nữa”, ông Huỳnh Văn Hùng, hộ nông dân điển hình ở xã Nhơn Đức, Nhà Bè khoe.

Tại xã Thái Mỹ (Củ Chi), Tân Nhựt (Bình Chánh), Xuân Thới Thượng (Hóc Môn)… các hộ nuôi cá cảnh, chăn nuôi heo, bò, đều phát triển khá tốt, thu nhập cao và ổn định nhờ được hỗ trợ về kỹ thuật, vốn và đặc biệt là đầu ra cho sản phẩm. Tại xã Thái Mỹ, hộ hộ bà Huýt có cơ sở đan lát phát triển khá mạnh. “Tôi đã xây dựng các cơ sở vệ tinh đan đát giỏ xuất khẩu sang thị trường Đông Á, góp phần giải quyết lao động nông nhàn. Lao động làm trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn thu nhập từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/người/tháng”, bà Huýt cho biết.

Nhờ có Chương trình xây dựng NTM, nghề làm muối tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ được tổ chức nhân rộng mô hình SX muối sạch theo phương pháp kết tinh trên ruộng trải bạt; diện tích mở rộng đến nay là 102 ha.

Tuy nhiên, theo BCĐ chương trình, khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề vốn để nhân rộng những mô hình SX hiệu quả như nuôi bò sữa, hoa lan... những mô hình cần vốn lớn. Còn những mô hình chỉ cần vốn đầu tư thấp, nhanh thu lại vốn ban đầu thì thị trường đầu ra lại không ổn định như trồng ớt, cà tím, cải củ, rau,… nên người dân không mặn mà tham gia. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển SX, nâng cao thu nhập của hộ gia đình.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm