| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa có trên 42.000ha cây trồng vụ đông

Thứ Sáu 28/10/2016 , 06:50 (GMT+7)

Chiều 27/10, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ sản xuất vụ đông 2016 trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.

19-08-19_1
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cùng đoàn kiểm tra tiến độ sản xuất vụ đông ở huyện Thiệu Hóa
 

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, năm nay tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài khiến cho thời gian sinh trưởng và tiến độ thu hoạch cây trồng vụ đông xuân bị ảnh hưởng nặng nề, kế hoạch triển khai sản xuất vụ đông trên địa bàn buộc phải lùi lại so với cùng kỳ.

Trước tình hình đó, ngày 30/8, Sở NN-PTNT đã triển khai phương án sản xuất, giao chỉ tiêu cụ thể cho các huyện.

Đồng thời, có kế hoạch tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí với các nội dung trọng tâm: hỗ trợ mua giống ngô trên đất 2 lúa với mức 650 ngàn đồng/ha; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX thuê đất của nông dân triển khai sản xuất tập trung với mức 3 triệu đồng/ha. Tổng kinh phí dự kiến trên 11 tỷ đồng.

Tính đến ngày 27/10, toàn tỉnh đã gieo trồng được 42.491/50.000 ha, đạt 85% KH. Trong đó, diện tích ngô là 18.944ha; đậu tương 1.900ha; lạc 1.693ha và 14.980ha rau đậu các loại.

Qua đánh giá thực tế, nhiều huyện bám sát chủ trương và triển khai nhanh tiến độ sản xuất, đảm bảo từ 80 – 95% kế hoạch, nổi bật có Yên Định, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Cẩm Thủy.

Diện tích vụ đông trên đất 2 lúa năm nay tiếp tục được mở rộng thêm 22.000 ha. Diện tích liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm duy trì ở mức khá, hiện toàn bộ diện tích ớt (1.839ha), ngô trồng dày làm thức ăn chăn nuôi (870ha), đậu tương rau (400ha), ngô ngọt (245ha), dưa chuột, dưa bao tử, ngô giống F1 (trên 800ha) đã được các đơn vị ký hợp đồng liên kết và bao tiêu 100% sản phẩm.

19-08-19_3
Thứ trưởng đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Thanh Hóa trong việc đôn đốc, chỉ đạo bà con đẩy mạnh sản xuất vụ đông
 

Vụ đông năm nay, nhiều bộ giống tốt, có khả năng thích ứng rộng và cho năng suất chất lượng cao đã được đưa vào sử dụng rộng rãi (ngô lai đơn DK 9901, CP 333, DK 9955, NK 4300; giống đậu tương DT 84, DT 12, DT 96; lạc L23, L16, L18, TB 25…).

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng: “Thanh Hóa là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn trên cả nước, mặc dù thường xuyên phải đối mặt với diễn biến thời tiết bất lợi nhưng vụ đông xuân, vụ mùa và hiện tại là vụ đông đều đạt được kết quả rất khả quan”.

Thứ trưởng đề nghị Thanh Hóa tiếp tục nghiên cứu, ban hành thêm các cơ chế hỗ trợ, xây dựng các mô hình liên kết để tạo động lực thúc đẩy. Bên cạnh đó, tỉnh cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.