| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá: Đẩy nhanh tiến độ vụ mùa

Thứ Năm 22/07/2010 , 10:27 (GMT+7)

Sau bão, trên các cánh đồng tỉnh Thanh, mọi hoạt động diễn ra khá rầm rộ. Người dân không chần chừ để bỏ lỡ đi những giọt nước trời cho...

Người dân Thanh Hoá đến mua giống để về sản xuất

Trước cơn bão số 1, Thanh Hoá còn 30.000ha lúa mùa chưa cấy được. Điều đáng nói là hạn hán đã làm cho 12.000ha lúa và 8.000ha ngô bị chết, gần 20.000ha lúa trước nguy cơ chết cháy vì không có nước tưới dưỡng.

Bên cạnh đó số mạ chết và mạ già chưa cấy được chiếm gần 600 tấn giống (cấy được khoảng 12.000ha lúa). Đó là những con số đáng báo động. Đặc biệt, số hồ đập đều cạn kiệt; số sông ngòi của tỉnh Thanh cũng đều ở mức nước chết.

Ông Nguyễn Xuân Sang - PGĐ Sở NN và PTNT Thanh Hoá báo cáo trực tiếp với Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh về những khó khăn đối với số diện tích bị hạn cũng như vấn đề an ninh lương thực. Trên cương vị của người đứng đầu tỉnh, ông Ninh chỉ đạo: “Khó khăn chung này người dân mới là vất vả nhất. Các cấp, ngành cần bám sát địa phương đề ra những phương án đối phó với khô hạn hiệu quả. Trước mắt tỉnh sẽ lấy nguồn dự phòng để hỗ trợ 100% giá giống cho nhân dân tiếp tục sản xuất, bằng mọi giá không để ruộng bỏ hoang, trường hợp không có nước để cấy thì thay thế bằng ngô, đậu tương”.

Thanh Hoá tuy không chịu ảnh hưởng của bão số 1 nhưng với lượng mưa ít ỏi 45mm (một số nơi đạt trên 77mm) thì PCT UBND tỉnh Trịnh Văn Chiến đã có ngay công văn khẩn chỉ đạo: “Yêu cầu GĐ Sở NN - PTNT, Sở Công thương, Chủ tịch UBND các huyện, các Cty thuỷ nông tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, trực tiếp hướng dẫn giúp nhân dân trong việc điều tiết nước, làm đất để đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa. Trong đó cần chú ý số diện tích đất cấy được lúa là phải tiến hành ngay. Ngành điện phải cung ứng đủ cho các trạm bơm thuỷ nông thực hiện việc dẫn nước đến đồng ruộng của nhân dân một cách có hiệu quả”.

Sau bão, trên các cánh đồng tỉnh Thanh, mọi hoạt động diễn ra khá rầm rộ. Người dân không chần chừ để bỏ lỡ đi những giọt nước trời cho để có thể cấy nhanh số diện tích lâu nay đang còn chờ nước.

Để có nước cho các trạm bơm, tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành ngăn sông Mã đoạn qua xã Yên Trường - Yên Định bằng cách đánh đắm một xà lan để dâng mực nước lên cao hơn vòi hút trạm bơm Kiểu. Cùng với đó, huyện Nga Sơn cũng đã đắp ngăn sông Càn tại cầu Điền Hộ để cho tất cả các trạm bơm có nước bơm dẫn vào ruộng. Việc ngăn sông Càn vừa giữ được nước ngọt, vừa ngăn được nước mặn nên hàng trăm ha lúa mùa của vùng biển Nga Sơn được cứu hạn. Hiện nay, với lượng mưa 40ml vừa rồi, Nga Sơn đang dốc hết toàn bộ mọi khả năng có thể để cấy hết số diện tích còn lại.

Ngăn sông, đắp sông để dâng mực nước cho máy bơm là những sáng kiến kịp thời, tốn ít chi phí nhất trong việc chống hạn mà ngành nông nghiệp Thanh Hoá triển khai trong năm nay một cách có hiệu quả được Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao trong chuyến công tác gần đây.

Còn thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chọn đơn vị cung ứng giống có uy tín trong đợt cứu hạn này, ngành nông nghiệp Thanh Hoá đã quyết định chọn một số đơn vị có khả năng và trách nhiệm cao như Cty CP giống cây trồng Thanh Hoá, Thái Bình, Miền Bắc, Tứ Xuyên để kịp thời mang giống đến cho nhân dân vùng bị hạn. Ông Lê Duy Tuất - Chủ tịch HĐQT Cty CP giống cây trồng Thanh Hoá nói: “Được ngành nông nghiệp tỉnh tin tưởng chọn là đơn vị chủ lực trong việc cung ứng giống cho nhân dân sản xuất nên ngay từ đầu vụ chúng tôi đã chuẩn bị một lượng giống đủ để cung ứng cho bà con sản xuất. Khi biết tình hình hạn hán gay gắt, chúng tôi tiếp tục đấu nối với các Cty có uy tín lâu năm với mình để nhập thêm giống mới, ngắn ngày về cung ứng kịp thời cho nhân dân. Đến thời điểm này chúng tôi đã cung ứng được gần 500 tấn giống cho các huyện”.

Cùng với Cty CP giống cây trồng Thanh Hoá thì Cty CP giống cây trồng miền Bắc cũng được chọn là đơn vị cung ứng giống chống hạn cho nông dân tỉnh Thanh. Ông Lê Đăng Khoa - PGĐ Cty cho biết: “Khi được ngành nông nghiệp tỉnh chọn Cty cung ứng giống ngô MB69 cho các huyện, chúng tôi đã gấp rút việc mang giống đến cho các địa phương, xuống tận cơ sở để nông dân có giống sản xuất vừa kịp thời vụ, vừa tận dụng độ ẩm sau cơn mưa hiếm muộn và ít ỏi vừa rồi. Đến thời điểm này, các huyện đã cơ bản có đủ số giống ngô để đưa vào sản xuất. Tôi tin rằng với những biện pháp mà tỉnh Thanh Hoá đang làm chắc chắn số diện tích để hoang sẽ không đáng kể”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất