| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá: Nguy cơ đổ bể cây cao su?

Thứ Ba 10/08/2010 , 08:49 (GMT+7)

Đến giờ phút này có thể nói rằng, Thanh Hoá đang gần kề nguy cơ thất bại về chiến lược cây cao su...

Nhiều hộ dân đã chuẩn bị cây keo lai trồng thay thế cao su

Tiến độ trồng cao su ở Thanh Hoá rất chậm. Từ đầu năm đến nay mới trồng được 256 ha, bằng 10,7% kế hoạch năm. Đến giờ phút này có thể nói rằng, Thanh Hoá đang gần kề nguy cơ thất bại về chiến lược cây cao su làm người ta nhớ lại "bóng ma" dự án cây cà phê và NM dứa Như Thanh cách đây không xa!

Tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện có là 10.833,4 ha, trong đó: trồng mới từ năm 2006 đến nay đạt 4.632,8 ha. Từ năm 2008, xét thấy cây cao su có lợi thế so sánh tại các huyện miền núi nên tỉnh đẩy nhanh diện tích trồng cao su, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt 15.000 ha. Theo đó, năm 2008 phải trồng 2.000 ha, năm 2009 trồng 3.000 ha và năm 2010 gần 2.000 ha. Nhưng thực tế thì trồng không được là bao. Cụ thể: năm 2008 trồng được 1.668 ha, năm 2009 trồng 1.513,3 ha (trong đó cao su tiểu điền đạt 60,5% kế hoạch; cao su đại điền đạt 10,4%), 6 tháng đầu năm 2010 trồng được 256/1.800 ha kế hoạch. Và cái quan trọng là càng theo đuổi trồng cao su, Thanh Hoá càng tỏ ra đuối sức, chạy gằn.

Lý giải điều này, lãnh đạo Sở NN- PTNT cho biết: Khí hậu diễn biến rất phức tạp. Vụ xuân 2008 rét đậm, rét hại kéo dài, vụ xuân các năm 2009, 2010 nắng nóng gay gắt. Các vùng quy hoạch trồng cao su thuộc vùng nghèo, tập quán canh tác lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém. Thêm vào đó là diện tích quy hoạch trồng mới cao su chủ yếu trên đất lâm nghiệp, đất rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng SX...do nhiều chủ quản lý, xâm canh, chồng lấn và manh mún. Một số diện tích hiện nay đang trồng cây lâm nghiệp chưa đến kỳ thu hoạch, một số diện tích trước đây khoán cho công nhân theo Nghị định 01 của Chính phủ, nay chuyển sang trồng cao su gặp khó khăn trong việc đền bù để chuyển đổi. Hơn nữa, việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su năm 2008 gặp khó khăn do Bộ NN-PTNT chậm hướng dẫn.

Theo chúng tôi, có nhiều nguyên nhân khác mà ở đây là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của địa phương. Đặc biệt Thanh Hoá chưa tạo môi trường thuận lợi cho Cty Cao su trong việc liên kết với nông dân trồng, mua mủ cao su, thu nợ. Thậm chí lãnh đạo một số huyện, xã vẫn chưa thống nhất tỷ lệ phân phối lợi ích trong hợp đồng liên kết, tạo tâm lý do dự trong ký kết hợp đồng giữa nông dân với Cty. Trong số 8 huyện có diện tích trồng cao su tiểu điền, năm 2009 chỉ có 3 huyện ký hợp đồng ứng giống và phân bón cho các hộ trồng cao su là Thạch Thành, Cẩm Thủy và Như Xuân. Trong 3 huyện mới chỉ có các hộ dân của huyện Thạch Thành ký hợp đồng liên kết, 2 huyện kia bỏ lửng.

Vấn đề khác là do chính sách phát triển cao su của tỉnh ban hành, người dân chưa tiếp cận được, nhưng chậm được bổ sung sửa đổi. Nói theo cách của người trồng cao su là “tỉnh ban hành chính sách trên trời nên người dân không với tới được”. Trong chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su của tỉnh nêu rõ: “Các hộ gia đình, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thực hiện việc trồng, chăm sóc, khai thác, bán mủ cao su theo hợp đồng ký kết với Cty Cao su Thanh Hoá, có diện tích mỗi vườn cao su từ 1 ha trở lên nằm trong vùng quy hoạch phát triển cao su được UBND tỉnh phê duyệt, ngoài chính sách hỗ trợ của TW, của Tập đoàn CNCSVN còn được hưởng các chính sách hỗ trợ quy định tại quyết định này”.

Thanh Hoá từng thất bại thảm hại DA cây cà phê và DA NM dứa Như Thanh để lại một túi nợ khổng lồ treo lơ lửng trên đầu người dân và DN lên đến trên 160 tỷ đồng. Đến nỗi bây giờ, nhắc đến đầu tư DA cây này, con nọ là lãnh đạo một số ngân hàng, trong đó có NHNo Thanh Hoá vẫn chưa hết cái cảm giác sởn gai ốc vì gần 40 tỷ đồng nợ của DA NM dứa Như Thanh vẫn còn treo đó.

Cho nên năm 2009, khi UBND tỉnh Thanh Hoá và Tập đoàn CNCSVN đề nghị NHNo và CSXH tỉnh đứng ra bão lãnh vốn cho Cty Cao su Thanh Hoá triển khai DA trồng cao su trên địa bàn theo phương thức liên kết với hộ dân đã không nhận được sự đồng tình từ phía lãnh đạo hai ngân hàng lớn này.

Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân trên đây được hỗ trợ 2 triệu đồng/ha để khai hoang đất trồng cao su, được cung cấp các dịch vụ khuyến nông miễn phí do Cty cao su Thanh Hoá cung cấp; được hỗ trợ 50% lãi suất khi vay vốn. Quyết định này có hiệu lực thi hành đã được 30 tháng nhưng đến nay vẫn không thực thi được. Năm 2009, tỉnh giao Sở tài chính phân bổ 4,9 tỷ đồng cho các hộ dân được hưởng chính sách song cho đến thời điểm này, số tiền trên vẫn chưa được giải ngân. Trong khi kinh phí 2009 chưa được giải ngân thì năm 2010 tỉnh lại tiếp tục bố trí vốn cho chính sách này là 4,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc triển khai trồng cao su đại điền và liên kết góp vốn trồng cao su tiểu điền với nông dân của Cty Cao su Thanh Hoá hiệu quả thấp. Phần lớn các hộ thiếu vốn đầu tư nhưng chưa chủ động đấu mối với Cty và các ngân hàng để liên kết hoặc vay vốn trồng cao su, tư tưởng trông chờ vào đầu tư hỗ trợ của nhà nước còn nặng nề. Thậm chí, một số hộ còn chuyển đất trồng cao su sang trồng rừng sản xuất để được hỗ trợ của Nhà nước. Tại kỳ họp HĐND tỉnh mới đây, lãnh đạo Sở NN- PTNT Thanh Hoá nhận trách nhiệm về mình do có thiếu sót, khuyết điểm trong việc để kế hoạch trồng cây cao su...giậm chân tại chỗ.

Đến giờ phút này thì không hy vọng Thanh Hoá sẽ đạt 15.000ha cao su vào năm 2010 như NQ của BCH Đảng bộ tỉnh đề ra.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất