| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá: Nhiều xã vẫn bị nước lũ cô lập

Thứ Ba 11/09/2012 , 10:39 (GMT+7)

Ghi nhận của NNVN sáng 10/9, xã Quảng Phú (Thọ Xuân - Thanh Hóa) vẫn đang chìm trong biển nước.

* Hàng ngàn học sinh chưa thể đến trường

Tập trung khắc phục

Ghi nhận của NNVN sáng 10/9, xã Quảng Phú (Thọ Xuân - Thanh Hóa) vẫn đang chìm trong biển nước. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới qua được đoạn tuyến đê tả sông Cầu Chày bị vỡ. Để vào được xã Quảng Phú, chúng tôi phải nhờ người dân dùng thuyền chở đi mất cả giờ đồng hồ. Gặp chúng tôi, PCT xã Đỗ Ngọc Minh phân trần: Đến khổ các chú ạ. Nhà cửa tan hoang, ruộng nương mất trắng. Người dân Quảng Phú sống chủ yếu nhờ vào đồng ruộng, bây giờ nước vẫn chưa rút hết, không biết lúa có còn được ăn nữa không.

Tính đến thời điểm này, cả xã Quảng Phú còn có tới 11/17 thôn vẫn ngập trong nước, gần 700 ngôi nhà bị nước lũ bao quanh, người dân sống trong cô lập. Phụ nữ, người già và trẻ em đều được đưa đi sơ tán. Toàn bộ tài sản gần như mất. Anh Nguyễn Văn Quang, người dân ở đây cho biết: “Khi nước lũ lên nhanh vợ chồng con cái chỉ kịp di chuyển được đàn lợn chục con đến nơi khác. Các vật dụng có giá trị như xe máy, ti vi cũng chỉ mang theo được một số thứ, còn lại đang ngâm dưới nước. Nước giờ có rút hết thì những đồ dùng đó cũng chẳng thể dùng được nữa”.

Chỉ về đồng lúa trắng băng nước, anh Quang ngậm ngùi: Cánh đồng lúa rộng hơn 300 ha của làng như vậy là mất trắng rồi. Lũ lên nhanh quá, buổi tối hôm mùng 6/9 sau một ngày mưa tầm tã chính quyền địa phương chỉ kịp thông báo cho người dân chuẩn bị sơ tán. Ngay trong đêm dân làng sơ tán của cải nhưng vẫn không kịp bởi nước lũ lên quá nhanh. Nhiều người phải chấp nhận bỏ tài sản lại vì không dám liều mạng với thuỷ thần. Nước ngập, điện không có, nước sạch cũng không, gạo, củi… không có mà nấu cơm.

Chở chúng tôi trên chiếc thuyền nhỏ, anh Quang nói, Quảng Phú sau trận lũ này chắc phải chiếm tới 80% được cấp sổ hộ nghèo. Minh chứng lời mình, anh Quang chỉ tay: Quảng Phú diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Ngoài lúa, xã còn cánh đồng hơn 300 ha trồng mía, gần 100 ha ngô vẫn đang chìm trong nước, đặc biệt hơn 120 ha ao hồ nuôi cá của dân nước đã tràn bờ. Mặc dù chưa thể thống kê cụ thể, nhưng theo ông Minh, PCT xã ước tính thì thiệt hại về kinh tế lên đến 100 tỷ đồng. Nguyên nhân, bởi con đê bao sông Cầu Chày chạy qua địa phương quá yếu, trong khi xã Quảng Phú tuyến đê lại khá dài, tới 11km, nhiều năm nay chưa được nâng cấp hay tu sửa.

Hàng ngàn học sinh vẫn phải nghỉ học

+ Tại huyện Lang Chánh, ông Lê Minh Hành, PCT huyện cho biết, hiện trên địa bàn huyện vẫn còn 4 xã bị cô lập là: Yên Thắng, Lâm Phú, Yên Khương, Tam Văn do chưa thể khắc phục đường sá giao thông nên việc cứu trợ chưa thể đến được các xã.

+ Chiều 8/9, ông Vương Văn Việt, PCT UBND tỉnh Thanh Hoá đã dẫn đầu đoàn công tác cùng Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN tới thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các hộ gia đình bị thiệt hại ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân. Đoàn trao 100 suất quà gồm các đồ dùng thiết yếu cho gia đình như xô, chậu, xoong nồi... đến người dân để họ vượt qua khó khăn trước mắt.

PCT xã Quảng Phú cho biết, sau khi mưa ngớt, mặc dù nước vẫn còn khá cao, nhưng chính quyền địa phương đã vận động các cơ quan, đoàn thể như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, dân quân… chuẩn bị tập trung khắc phục hậu quả. Để không phải đối phó với việc khắc phục cục bộ, dồn dập, chính quyền xã đã lên phương án khắc phục theo hình thức cuốn chiếu. Nước rút tới đâu dọn dẹp vệ sinh tới đó để đảm bảo sạch sẽ, không dịch bệnh sau mưa lũ. Xã ưu tiên tập trung khắc phục các điểm trường trước để các cháu học sinh kịp thời đến lớp.

Hiện nay toàn xã Quảng Phú có 1.500 học sinh cấp I, 250 học sinh cấp II, hơn 500 cháu học sinh mầm non và nhiều học sinh đang theo học cấp III vẫn chưa thể tới trường do nước vẫn còn ngập, sách vở bị trôi, ướt không thể dùng được. “Sau khi nước rút đi, chúng tôi sẽ phối hợp với các đoàn thể tập trung khắc phục, đồng thời chỉnh trang lại cơ sở vật chất, sách vở để đảm bảo cho các em được đến trường sớm”, PCT xã Quảng Phú Đỗ Ngọc Minh cho biết.

Huyện Lang Chánh cũng trong tình cảnh tương tự. Các trường từ THPT, THCS, tiểu học, mầm non, các em đều chưa thể đến trường. Em Lê Văn Tí, học lớp 6 Trường THCS Yên Khương nói: “Sách vở, đồ dùng học tập của cháu bị nước cuốn trôi hết rồi, giờ đi học cháu cũng chẳng có cái gì mà viết. Bố mẹ bảo đồ dùng trong nhà cũng trôi hết, ruộng lúa mất trắng nên nhiều thứ phải lo”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm