| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá nợ 30 tỷ tiền giống

Thứ Năm 02/12/2010 , 09:53 (GMT+7)

Khoản nợ đó được bà Đinh Cẩm Vân - PGĐ Sở Tài chính tỉnh Thanh Hoá cho NNVN biết chiều 30/11.

Qua tìm hiểu của PV, trong đợt hạn hán ở vụ mùa năm nay, tỉnh Thanh Hoá có khoảng 40.000ha trước nguy cơ phải bỏ hoang do không có nước để gieo cấy; 23.000ha lúa và 8.000ha ngô bị chết vì thiếu nước. Tuy nhiên với quyết tâm của tỉnh lúc đó là bằng mọi giá không để ruộng bỏ hoang nên đã chỉ thị cho các địa phương phải huy động mọi nguồn lực và biện pháp cấp bách để cấy hết diện tích khi thời vụ còn trong khung.

Ông Mai Văn Ninh - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá khi đó yêu cầu các Sở, ngành liên quan và các huyện chủ động đấu nối với các DN cung ứng giống cây trồng để kịp thời mang giống về cho nông dân sản xuất. Tại một cuộc họp được xem là quyết định các biện pháp cấp thiết nhất cho công tác ứng cứu vụ mùa trước diễn biến bất thường của thời tiết, một số Cty giống cây trồng đã bày tỏ cảm thông chia sẻ khó khăn với tỉnh và nhân dân Thanh Hoá.

Nhiều Cty giống hứa sẽ hỗ trợ giá giống đối với nông dân; bán chịu cho nông dân và thậm chí như Cty CP Giống cây trồng Thái Bình ngoài các chính sách đó còn quyết định tặng UBND tỉnh 1 tấn lúa giống TBR36 để cấp cho nông dân huyện miền núi Như Thanh sản xuất vụ mùa. Các DN đều cam kết sẽ cố gắng đến mức tối đa để “chia lửa” với Thanh Hoá. Theo đó, đồng loạt nhiều Cty giống đã mạnh dạn đưa tài sản, giấy tờ của Cty ra thế chấp ngân hàng vay vốn để lấy các loại giống ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt về cung ứng cho nông dân kịp thời cấy.

 Thấy được các DN thiện tình với địa phương như vậy nên lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đã hứa rằng: Tỉnh sẽ không nợ DN mà sẽ thanh toán hết tiền giống lúa cho DN sau 30 ngày kể từ khi nông dân lấy giống về sản xuất. Nếu trong trường hợp không nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ thì tỉnh Thanh Hoá sẽ trích ngân sách ra hỗ trợ 100% giá giống để nông dân có điều kiện sản xuất, DN yên tâm.

Qua tìm hiểu của chúng tôi thì thị trường hạt giống ở Trung Quốc hiện thời là khan hiếm. Các Cty Trung Quốc yêu cầu phải có tiền mặt mới được lấy giống về cung ứng. Vụ đông xuân này Thanh Hoá dự kiến cơ cấu 118.000ha lúa, trong đó có 74.000ha lúa lai. Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Thanh Hoá, diện tích lúa thuần có thể đủ giống, còn lúa lai (cần khoảng 3.000 tấn giống) khả năng rất căng thẳng.
Thấy vậy nên chỉ trong một thời gian rất ngắn, các DN đã tích cực đấu nối với các Cty nước ngoài để cung ứng một lượng giống rất lớn đảm bảo chất lượng về cho đồng bào tỉnh Thanh gieo cấy. Để rồi, khi vụ mùa kết thúc được đánh giá là kế hoạch gieo trồng vượt 0,2%, năng suất, sản lượng đạt cao và khẳng định rõ là vụ mùa xứ Thanh tiếp tục thắng lợi lớn. Trong niềm vui của người nông dân trước một vụ mùa đầy khó khăn đó, lãnh đạo địa phương và các DN cũng rất phấn khởi.

Thế nhưng, sau 5 tháng kể từ ngày các DN đi thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng mua giống về cho nông dân sản xuất, đến nay tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa thanh toán tiền cho các DN cung ứng giống. Điều này không những ảnh hưởng đến uy tín, trách nhiệm của chính quyền địa phương mà sẽ gây ra những tổn thất rất lớn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN.

 Bởi lẽ, lãi suất ngân hàng ngày càng tăng lên mà vốn kinh doanh lại không có. Trong khi sản xuất vụ đông xuân đang đến gần, tình hình hạt giống được dự báo không những khan hiếm mà giá cả lại quá cao. Nếu tỉnh Thanh Hoá không chịu thanh toán tiền cho các DN thì DN sẽ rất khó trong việc huy động vốn để đi mua giống về cung ứng cho nhân dân trong vụ đông xuân này.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm