| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Nông dân oằn mình cứu lúa

Thứ Hai 27/06/2011 , 08:01 (GMT+7)

Thanh Hóa là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 2. Trong những ngày qua, nông dân tỉnh Thanh phải dầm mình trong mưa lũ để "cướp lại" hàng chục nghìn hecta lúa và rau màu từ tay mưa lũ, thiên tai.

Các máy bơm sử dụng hết công suất chạy cả ngày đêm để tiêu úng cho mạ

Thanh Hóa là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 2. Trong những ngày qua, nông dân tỉnh Thanh phải dầm mình trong mưa lũ để "cướp lại" hàng chục nghìn hecta lúa và rau màu từ tay mưa lũ, thiên tai.

Từ ngày 23-25/6 toàn tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to kết hợp gió lớn làm thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Đợt mưa được ghi nhận là lớn nhất, lâu nhất kể từ đầu năm đến nay với lượng mưa đo được ở các địa phương đều trên 100 mm như Nông Cống 388,6mm, Như Xuân 360,9mm; Cửa Đạt 297,6 mm, TP Thanh Hóa 293,8 mm, Triệu Sơn 245,7mm...

Mưa lũ ở Thanh Hóa đã làm 4 người chết do sét đánh; 70 nhà dân bị ngập, hư hỏng, tốc mái; 1.700m đê sông, đê bao bị tràn, sạt lở; 165ha nuôi trồng thủy sản bị tràn bờ ... Toàn tỉnh còn trên 20.000 ha lúa xuân chưa thu hoạch, trong đó có 9.760 ha lúa bị đổ ngã và ngập úng; lạc chưa thu hoạch bị ngập 2.450 ha, rau đậu bị ngập 2.610 ha.

Đến thời điểm này các địa phương đã gieo khoảng 6.400 tấn lúa giống cho vụ mùa năm 2011. Vì vụ chiêm xuân kéo dài nên hầu hết các địa phương trong tỉnh không thể gieo mạ tập trung. Số mạ đã gieo bị ngập úng và dòng chảy mạnh đã cuốn trôi mất trên 3.500 tấn lúa giống. Ngoài ra, lúa mới cấy bị ngập 1.720 ha. Theo lãnh đạo Sở NN- PTNT Thanh Hóa thì lượng mạ cần gieo bổ sung là 3.570 tấn.

Bên cạnh thiệt hại về mùa màng, nhiều đoạn đường ở các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Chính vì thế, tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra trong trận này tại Thanh Hóa ước tính khoảng 260 tỷ đồng.

Tại huyện Nông Cống, lãnh đạo các phòng ban từ huyện đến xã, mấy ngày qua bám sát tại các địa bàn có lúa ngập lụt, cùng nhân dân thực hiện các biện pháp tiêu úng, khơi thông dòng chảy, đôn đốc thu hoạch số diện tích lúa xuân, cũng như khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ra.

Ông Nguyễn Văn Tuấn- Trưởng phòng NN- PTNT huyện có mặt tại xã Minh Nghĩa cho hay: “Thêm một lần nữa, thiên nhiên lại thử thách người dân. Vụ xuân toàn huyện cấy được 11.000ha lúa, trong đó phần lớn là diện tích cấy lại lần 2, lần 3 vì rét đậm, rét hại kéo dài làm cho lúa và mạ vụ xuân không thể ngóc đầu lên được. Cho đến khi Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các xã là “còn đồng ngân sách nào thì mang ra mua giống về cho dân cấy để kịp thời vụ” cũng là lúc tất cả diện tích lúa xuân được cấy hết 100%. Chính vì cấy lại đến 2, 3 lần nên thời điểm này thu hoạch chậm hơn so với dự kiến. Khi mưa lớn trút xuống toàn huyện còn hơn 4 ngàn ha lúa chưa thu hoạch. Lúa xuân chưa thu hoạch xong nhưng phải đốc thúc người dân triển khai làm vụ mùa. Thế rồi mưa xuống đã làm 350ha lúa xuân và 180 tấn lúa giống cho vụ mùa đã gieo bị ngập úng”.

Ông Lê Văn Triệu- thôn Minh Châu, xã Minh Nghĩa (huyện Nông Cống) đang ngụp dưới ruộng sâu để dựng lúa dậy nói với chúng tôi: “Vụ xuân, gia đình cấy 7 sào và đã thu hoạch được 3 sào. Hiện còn 4 sào đang bị ngập úng”. Ông còn cho hay, 4 sào lúa chưa gặt kịp đều là diện tích cấy lại đến lần thứ 3. “Lúa xuân chưa thu hoạch kịp thì bị ngập úng, mạ vụ mùa gieo xuống cũng bị ngập úng. Quả là ông trời không thương nông dân chúng tôi”- ông Triệu não nề nói.

Huyện Nông Cống đã huy động tổng lực các trạm bơm chính và tất cả các loại máy bơm lớn nhỏ có ở trong dân mang ra đồng để bơm nước tiêu úng các vùng bị ngập. Tại xã Minh Nghĩa, UBND xã trích ngân sách chi trả tiền xăng dầu cho các máy bơm của nhân dân. Ngoài máy bơm, người dân còn chủ động be bờ, dùng gầu sòng và các loại vật dụng khác tiến hành tát nước nhằm cứu lấy số diện tích lúa xuân và số mạ vụ mùa bị ngập.

UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn báo cáo và xin Thủ tướng Chính phủ, BCĐ PCLB TƯ, Bộ NN- PTNT xem xét hỗ trợ một số giống lúa ngắn ngày như: Khang dân 18, Q5, PHB 71, Việt lai 20, TH 3-3, TH 3-4 để khôi phục sản xuất với số lượng 2.750 tấn, số còn lại trên 1.000 tấn, tỉnh Thanh Hóa sẽ huy động nội lực của các địa phương và Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ nông dân.

Huyện Nông Cống cũng giao cho Trạm Khuyến nông và các HTX chủ động trong việc đấu nối với các Cty giống để tìm kiếm các loại giống lúa ngắn ngày đưa vào sản xuất cho kịp thời vụ. Ông Trần Văn Thuấn- Chủ tịch UBND huyện Nông Cống nói: “Vẫn với phương châm xanh nhà hơn già đồng nên chúng tôi yêu cầu người dân cần nhanh chóng gặt hết lúa xuân, đồng thời quyết tâm sản xuất vụ mùa không để bỏ hoang ruộng”.

Tại huyện Thiệu Hóa có 45% trong tổng số 290 tấn lúa giống gieo mạ bị ngập úng, hơn 100ha lúa vụ mùa bị ngập có nguy cơ phải cấy lại. Trong đó thiệt hại lớn nhất là xã Thiệu Thành. Cả xã đã cấy được 120ha lúa mùa và có 30ha bị ngập úng nặng và gần 3 tấn giống phần lớn là lúa lai bị ngập, buộc phải gieo lại. Theo ông Trịnh Xuân Loan- PCT UBND xã Thiệu Thành thì huyện đang đôn thúc HTX đấu nối với Trạm KN để mua giống về cho dân kịp gieo, bởi nếu để chậm thì vụ mùa bị đẩy lên, điều đó không những ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông mà ngay cả vụ mùa bởi thời điểm đó hay có mưa bão lớn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm