| Hotline: 0983.970.780

Thanh Lương vận động sức dân

Thứ Hai 30/06/2014 , 08:30 (GMT+7)

Đến nay, sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015, xã Thanh Lương (TX. Bình Long) đã đạt 12/19 tiêu chí và xếp trong top 10 của tỉnh Bình Phước. 

Đạt được kết quả này là do chính quyền địa phương biết vận dụng sức dân, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

DÁN TEM CHO GÀ

Về xã Thanh Lương, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của người dân từ hiệu quả cao trong các mô hình SX theo hướng “an toàn, bền vững”.

Trước đó, do chăn nuôi tự phát, mạnh ai nấy làm nên các hộ nuôi gà trong xã thường xuyên bị lỗ, đầu ra không ổn định. Anh Nguyễn Thanh Hoàn, ở tổ 7, cho biết, gia đình anh đã nuôi gà ngót 20 năm nay, dù giá cả không ổn định, nhưng vẫn phải nuôi, phần để lấy phân bón vườn tiêu, phần vì chưa biết làm gì thay thế. Dịp tết Nguyên đán 2014, đàn gà 3.000 con của anh bị lỗ 30 triệu đồng vì quá lứa, giá bán thấp.

Tương tự, năm 2013, bà Vũ Thị Hường ở tổ 1 về thuê đất làm trại nuôi heo ở ấp Thanh Bình, sau đó, bà bỏ heo, chuyển sang nuôi gà. Không may, khi đàn gà đến lúc xuất bán thì giá giảm mạnh. 12 ngàn con gà quá lứa 3 tháng, cộng tiền thuê mặt bằng, đầu tư chuyển chuồng trại, khiến bà bị lỗ đến 300 triệu đồng.

Trước tình trạng trên, chính quyền các cấp của xã phối hợp tìm giải pháp giúp người nông dân nuôi gà có đầu ra ổn định và tạo thương hiệu cho gà Thanh Lương. Và cuối năm 2013, tổ hợp tác (THT) nuôi gà Bình Long được thành lập với 13 thành viên ở Thanh Lương. Hiện tổ đã đăng ký với Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh xây dựng thương hiệu “Gà thả vườn Bình Long”, dự kiến hoàn thành trong năm nay và năm 2015 sẽ đạt chuẩn VietGap. Theo đó, nuôi gà ở Thanh Lương phải tuân theo quy trình: Con giống có nguồn gốc nhập từ 3 Cty có uy tín ở Bình Định. Hợp tác với Cty thuốc Tân Tiến, TP. HCM  theo phương thức tư vấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình qua tọa đàm, hội thảo. Qua đó, Cty nắm bắt thêm kinh nghiệm thực tiễn của người chăn nuôi. Hợp tác với Cty SX thức ăn chăn nuôi cám TNXP TP. Hồ Chí Minh theo phương thức trả chậm và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật... Sản phẩm cũng sẽ được Siêu thị Co.op Mart Đồng Xoài bao tiêu sản phẩm khi “dán nhãn” cho gà xong.

12-45-37_nh-1
Những đàn gà sẽ được “dán nhãn” ở Thanh Lương

"Cuối năm 2013, Thanh Thịnh đã thành lập CLB SX rau an toàn tiến đến VietGap cho 23 hộ với tổng diện tích 13 ha. Có 8 hộ được hỗ trợ lưới che 8 triệu đồng/hộ, có kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật. Khi chợ Thanh Lương được xây mới sẽ có quầy rau sạch. Thanh Thịnh có 238 hộ, hiện  chỉ còn 1 hộ nghèo. Trong 2 năm 2014 - 2015, Thanh Lương xúc tiến xây dựng thương hiệu nhãn tiêu da bò ở ấp Thanh An và rau an toàn ở Thanh Thịnh", Chủ tịch UBND xã Thanh Lương Võ Văn Quốc.

Anh Phan Văn Túy, khuyến nông viên xã, tổ trưởng THT Bình Long, cho biết: Rút kinh nghiệm Tết Nguyên Đán 2013, gà Bình Định ở Thanh Lương không đủ cung cấp cho thị trường. Năm nay, Thanh Lương đã chuẩn bị gần 1 triệu con gà cho thương lái TP. HCM và các tỉnh lân cận. Trong đợt xảy ra dịch cúm A/H5N1, Bình Phước dẫu chưa xuất hiện ổ dịch nào. Nhưng người nuôi gà Thanh Lương vẫn rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này người nuôi gà ở Thanh Lương mới thấy được giá trị của việc “dán nhãn” cho gà. Bởi gà sạch, có nguồn gốc và thương hiệu thì người tiêu dùng sẽ yên tâm và vẫn bán được cho hệ thống siêu thị trong thời điểm xảy ra dịch.

CỐT LÕI LÀ ĐƯỢC DÂN ĐỒNG TÌNH

Dịp tết Nguyên Đán 2014 vừa qua, người dân ở ấp Thanh Thịnh đã góp tiền và hoàn thành con đường bê tông dài gần 2 km, rộng 3 m. Anh Nguyễn Văn Quyết ở tổ 2, làm nghề trồng rau cho biết, gia đình anh góp 3 triệu đồng làm đường. Tuy cũng khó khăn nhưng bù lại, giờ chở rau đi bán lúc nửa đêm không sợ lội sình, vấp ổ gà. Nhìn các con tung tăng đến trường, quần áo sạch sẽ, thấy sướng.

Nhà anh Nguyễn Văn Tính ở cách đường bê tông mới 150 m nhưng khi có chủ trương làm đường, anh chị hưởng ứng đóng như những hộ ở ngoài mặt đường. “Nhà nước cho hết phần cứng rồi, người dân chỉ góp công, tiền thuê phương tiện để có đường đi đẹp”, vợ anh Tính nói.

Ông Nguyễn Thành Công, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh ấp Thanh Thịnh, nói: Có đường sạch đẹp để đi ai cũng vui và nhận thức rõ việc làm đường đem lại lợi ích trực tiếp của mỗi gia đình. Thành công của mô hình điểm làm đường giao thông theo phương thức xã ủng hộ xi măng, đá, nhân dân trực tiếp làm. Trong quá trình làm, đảng viên, cựu chiến binh đi tiên phong để vận động nhân dân. Sau 5 lần họp dân mới được sự đồng lòng của 60 hộ. Trong vận động kinh phí, các hộ kinh tế quá khó khăn và hộ có đất bên mặt đường nhưng không có nhà đóng 50%, các hộ kinh tế khá hỗ trợ thêm... Năm nay, Thanh Thịnh vận động nhân dân tiếp tục bê tông hóa và làm cống, mương thoát nước đoạn đường 800 m ở tổ 4, 5 và 700 m tổ 1, 5, 10.

Nói về phương thức vận động nhân dân góp sức làm đường, Chủ tịch UBND xã Võ Văn Quốc cho biết: Trước hết, xã tạo đồng thuận trong nội bộ theo Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND và kế hoạch UBND xã chọn ấp điểm, đường điểm. Tuyên truyền vận động nhân dân đồng lòng hưởng ứng bởi làm đường là vì lợi ích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân. Trong vận động xây dựng lực lượng nòng cốt là những người có tâm huyết, uy tín trong nhân dân. Thành lập các tổ chuyên môn do dân bình chọn, trong đó có các tổ giám sát, kỹ thuật; thu chi rõ ràng, công khai minh bạch trước, trong và sau khi hoàn thành công trình. Lợi ích rõ nhất từ làm đường giao thông là thu nhập người dân tăng lên, giảm hộ nghèo. Từ đường điểm của ấp Thanh Thịnh đã có 6 ấp học tập làm theo. Cụ thể, quý 2/2014, Thanh Lương sẽ triển khai bê tông hóa 4,5 km tại 3 ấp theo phương thức này.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm