| Hotline: 0983.970.780

Thanh lý hơn 760 xe công với giá bình quân hơn 46 triệu đồng

Thứ Tư 08/03/2017 , 19:37 (GMT+7)

Trong hơn một năm, cơ quan quản lý thu về hơn 35 tỷ đồng từ việc thanh lý 761 chiếc ôtô công đã qua sử dụng, theo đại diện Bộ Tài chính. 

Tại cuộc họp báo chuyên đề định hướng sửa đổi, bổ sung chính sách với ô tô công do Bộ Tài chính tổ chức ngày 8/3, ông Trần Đức Thắng - Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, từ cuối năm 2015 (thời điểm Quyết định số 32/2015 về sắp xếp, quản lý xe công có hiệu lực) đến nay, cơ quan quản lý đã thực hiện thanh lý 1.105 ôtô. Theo báo cáo của các đơn vị, số tiền thu được của 761 xe là 35,15 tỷ đồng. Như vậy, giá bình quân của mỗi chiếc xe khi thanh lý vào khoảng 46,12 triệu đồng.   

Giải thích về mức giá bán nói trên, theo ông Thắng, một số chiếc xe bán thanh lý giá thấp do được sản xuất từ lâu.

Ông cũng cho biết, việc đấu giá của các đơn vị đều phải thực hiện công khai qua các bước như đăng thông tin bao nhiêu số báo, bao nhiêu ngày, đăng tải trên công thông tin điện tử..... Vì thế, nếu đơn vị nào thực hiện không đúng các quy định nói trên thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.  

thanh-ly-hon-760-xe-cong-voi-gia-binh-quan-hon-46-trieu-dong
Xe công thanh lý có giá trung bình chỉ hơn 46 triệu đồng mỗi chiếc. Ảnh: Báo Đất Việt
 

Cục trưởng Cục Quản lý Công sản cũng cho biết, tính đến ngày 31/12/2016, tổng số xe công của cả nước là 34.241 chiếc, trong đó có 3 nhóm gồm xe chức danh 864, công tác chung 17.047 chiếc và chuyên dùng 16.330 chiếc. Ông cũng cho biết, hiện vẫn còn 2.000 chiếc xe dư thừa cần thanh lý.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tài chính cũng nêu những điểm đáng chú ý tại dự thảo Quyết định về quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ôtô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Bộ Tài chính đã đề xuất thực hiện hình thức khoán kinh phí từ nơi ở đến nơi làm việc đối với các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên.

Cơ quan soạn thảo cũng đưa ra 2 phương án nguyên tắc xác định mức khoán kinh phí xe công. Một là đưa chi phí sử dụng xe vào thu nhập với mức 6,5 triệu đồng mỗi tháng. Mức khoán này được điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng hoặc giảm trên 20%.

Phương án 2, mức khoán kinh phí xác định trên cơ sở đơn giá và khoảng cách thực tế đưa đón từ nhà đến cơ quan, khoảng cách đi công tác. Đơn giá khoán là 16.000 đồng một km, được điều chỉnh khi chỉ số CPI tăng hoặc giảm trên 20%. 

Giải thích về con số đề xuất 6,5 triệu đồng tiền khoán xe công cho các chức danh, ông Thắng cho biết, mức này dựa trên việc kiểm chứng thực tiễn thực hiện tại Bộ Tài chính thời gian vừa qua. Theo đó, người nhận khoán cao gần 10 triệu đồng và thấp hơn 3 triệu đồng mỗi tháng. Trước một số ý kiến cho rằng mức 16.000 đồng một km quá cao, ông Thắng cho rằng nếu để ở mức 12.000 đồng mỗi km như giá taxi hiện tại thì sang năm, khi giá xăng, dầu lên cao lại phải sửa đổi. 

Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, những con số đề xuất nói trên cần nghiên cứu thêm và xin ý kiến của nhiều Bộ, ngành nhưng ông Thắng nhấn mạnh mức khoán này mặc dù cao hơn taxi hiện tại nhưng cũng phải tính theo tiêu chuẩn xe các lãnh đạo sử dụng. Mức tiêu chuẩn này dao động trong khoảng 720 triệu đồng tới khoảng một tỷ đồng.

 

VnExpress

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm