| Hotline: 0983.970.780

Thảo luận nông nghiệp tại COP16

Thứ Tư 08/12/2010 , 10:30 (GMT+7)

Điều trùng hợp năm nay khi Hội nghị về biến đổi khí hậu COP16 diễn ra ở Cancun (Mexico) thì cũng là lúc các nước tổ chức hai sự kiện Ngày Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4/12 và Ngày Rừng Thế giới 5/12.

Nhân dịp này và bên lề Hội nghị Cancun, 17 tổ chức đứng đầu về nông nghiệp đã mời hơn 400 nhà hoạch định chính sách, các nông dân, nhà khoa học, các thương gia và chuyên gia phát triển họp mặt để định ra bước đi cho 6 tháng tới nhằm đưa vấn đề nông nghiệp vào nghị trình thương thảo tại COP16 và vào kế hoạch hành động của các nước.

Trước đó các nhà tổ chức COP16 muốn bỏ ra ngoài nghị trình vấn đề nông nghiệp với lập luận rằng không có lĩnh vực này thì quá trình thương thảo giữa các bên tham gia hội nghị đã rất khó khăn. Nhưng các tổ chức nông học hàng đầu thế giới cho rằng chính nông nghiệp là nơi hội tụ của 3 vấn đề biến đổi khí hậu, ANLT và giải quyết nghèo đói. Báo cáo về Sự nghèo đói ở nông thôn năm 2011 của Quỹ Hỗ trợ Nông nghiệp (IFAD) cảnh cáo rằng sự đe dọa của biến đổi khí hậu lên người nông dân đã là đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy việc kết hợp vấn đề nông nghiệp vào chương trình nghị sự là cách tiếp cận mới, đặt căn bản tên 3 mấu chốt:

- Nông nghiệp thải ra một phần ba tổng lượng khí thải nhà kính, bao gồm cả việc đốt rừng để mở rộng diện tích đất canh tác. Con số này lớn hơn toàn bộ khí thải của các loại phương tiện vận tải cộng lại, vì vậy không tính tới nó, các biện pháp thỏa thuận sẽ không hiệu quả.

- Nông nghiệp là lĩnh vực rất dễ bị tổn thương bởi các tác động biến đổi khí hậu, của nhiệt độ tăng cao và của thời tiết khắc nghiệt. Nhóm Tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp thế giới (CGIAR) cho rằng với tỷ lệ thất thoát từ 10 đến 30% sản lượng ở các nước đang phát triển và xu hướng giá lương thực tăng cao thì biến đổi khí hậu có thể tạo ra sự bùng nổ người nghèo lên đến 20% dân số trong vài thập kỷ tới.

- Lĩnh vực nông nghiệp cung cấp khả năng đặc biệt là càng đầu tư hiệu quả thì càng làm giảm lượng khí thải song song với việc giúp cho các cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu và gia tăng sản lượng lương thực, trong khi đó đầu tư càng lớn cho công nghiệp đang đồng nghĩa với việc gia tăng khí thải nhà kính làm khí hậu biến đổi nhanh hơn. Quản trị tốt đất nông nghiệp tạo ra khả năng bắt giữ khoảng 6 tỷ tấn khí thải nhà kính mỗi năm kể từ 2030 cùng với việc cải thiện độ phì nhiêu của đất và giữ gìn đa dạng sinh học.

Từ những kinh nghiệm phong phú và thực tế ở nhiều nước, lĩnh vực nông nghiệp đã nhanh chóng tham gia vào việc giảm bớt tác hại của biến đổi khí hậu. Ngành nông nghiệp Mexico là một thí dụ, theo đó các mô hình thực nghiệm trong 2 năm đầu đã có thể làm giảm 7,83 triệu tấn khí thải nhà kính. Trong khi đó nhiều nước đã có chính sách khuyến khích và hỗ trợ sử dụng than tồn tính biochar vào việc bắt giữ CO2 và cải tạo đất. Mục tiêu thứ nhất của nông nghiệp thế giới trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu là để bảo vệ kế sinh nhai cho nông dân, thứ hai là ngăn chặn việc chặt đốt rừng.

Thử thách lớn nhất cho nền nông nghiệp hiện nay là cung cấp cho nông dân những phương tiện kỹ thuật và cả các sáng kiến cùng sự khích lệ để họ canh tác bền vững với năng suất cao trên các diện tích hiện có mà không mở rộng diện tích về phía các rừng và khu bảo tồn đa dạng sinh học. Đây đúng là một thử thách rất lớn vì theo Cơ quan Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) thì nhu cầu lương thực tới năm 2050 phải tăng thêm đến 70% mới đủ nuôi sống cho 9 tỷ dân.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất