| Hotline: 0983.970.780

Thất vọng vụ cá ngừ

Thứ Hai 16/03/2015 , 10:04 (GMT+7)

Sau những chuyến biển đầu năm trúng mùa, trúng giá, ngư dân Bình Định hớn hở kỳ vọng sẽ có một niên vụ đánh bắt bội thu. Không ngờ chẳng bao lâu sau, giá cá ngừ bỗng dưng tuột dốc.

Ngư dân Văn Công Việt ở phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn-Bình Định), chủ 2 tàu cá chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương mang số hiệu BĐ-91189 TS và BDD91251 TS, cho biết: Dù thời tiết đang rất thuận lợi, trời không gió, biển rất êm nhưng những chuyến biển mới cập bờ gần đây đều không có cá. Sản lượng đánh bắt kém hơn một nửa so những chuyến biển cuối năm ngoái.

“Chuyến biển ra khơi vào 20 tháng Chạp năm ngoái cập bờ vào mùng 10 tháng Giêng năm Ất Mùi 2015, mỗi tàu của tui chỉ đánh bắt được có 1 tấn cá ngừ đại dương. Trong khi đó, chuyến biển trước đó 1 tháng mỗi tàu đánh bắt được đến 2,5 tấn. Không hiểu sao tự nhiên biển lại vắng cá đến như vậy.

Mặc dù không bị lỗ, nhưng phải ăn tết lênh đênh trên biển, xa gia đình, khi cập bờ mỗi thuyền viên chỉ được chia có 1 triệu đồng ai nấy đều chán nản. Trước thực tế này, nhiều chủ tàu lo thiếu lao động cho những chuyến biển tiếp theo”, ngư dân Văn Công Việt, chia sẻ.

Theo bà Cao Thị Kim Lan, GĐ Cty CP Thủy sản Bình Định, Cty này rất kỳ vọng sẽ thu mua được nhiều cá ngừ từ những chuyến biển của ngư dân sau Tết Nguyên đán để chế biến XK, nhưng thực tế không như mong đợi.

“Trong tháng 2/2015, Cty chỉ thu mua được 160 tấn cá các loại, trong đó có khoảng 70% cá ngừ đại dương, sản lượng giảm 50% so với tháng 1. Chất lượng cá ngừ đánh bắt được từ các chuyến biển sau Tết Ất Mùi cũng không cao, do chuyến biển của ngư dân quá dài, trong khi khâu bảo quản của bà con còn nhiều hạn chế. Mất mùa biển, ngư dân thất thu, hoạt động SXKD của Cty cũng bị ảnh hưởng”, bà Lan cho biết.

Các đầu nậu chuyên thu mua cá ngừ đại dương tại cảng cá Quy Nhơn cũng lâm cảnh “đói cá”. Bà Phan Thị Lâm, một đầu nậu khá lớn ở TP Quy Nhơn, cho biết thời điểm này năm trước, hoạt động thu mua cá tại Cảng cá Quy Nhơn tấp nập lắm chứ không như thế này.

“Sản lượng cá ngừ không tăng so với trước chủ yếu là do tác động khách quan về thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân”, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định.

Tàu nào cập bờ cũng đầy khoang. Ngư dân đã trúng mùa cá, giá bán lại khá cao, từ 100 đến 105 ngàn đồng/kg nên ai cũng phấn khởi. Các đầu nậu vừa mua được nhiều cá, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, nên được lãi nhiều hơn.

“Từ sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đến nay, tàu cá của ngư dân vào bờ ít, sản lượng cá khai thác được không nhiều. Hơn 10 ngày qua mà tui chỉ thu mua được có 20 tấn cá ngừ đại dương với giá từ 90.000 - 95.000đ/kg”, bà Lâm nói.

Vừa cập cảng cá Quy Nhơn, ngư dân Huỳnh Thanh Quang, ở xã Hoài Hải (Hoài Nhơn-Bình Định) cùng với các thuyền viên trên tàu cá BĐ-97281 TS, công suất 750 CV, vội vàng đưa cá từ hầm tàu lên boong để cân cho các đầu nậu.

Nói về kết quả của chuyến biển này, anh Quang bày tỏ: “Trước tết, nhiều tàu cá của ngư dân trong tỉnh trúng đậm cá ngừ đại dương và cá ngừ sọc dưa, nên bọn tui quyết tâm mở chuyến biển xuyên tết để khai thác cá ngừ ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa với hy vọng cá sẽ đầy khoang.

Nào ngờ sau 15 ngày bám biển mà sản lượng cá khai thác được quá ít, nên bọn tui quyết tâm kéo dài thời gian chuyến biển thêm 13 ngày nữa, nhưng kết quả cũng không hơn được mấy.

Chuyến biển này, tàu cá của tui chỉ khai thác được 1 tấn cá ngừ đại dương và trên 2 tấn cá ngừ sọc dưa, cá dũa, bán được 200 triệu đồng, đủ chi phí mua sắm, không có dư chia cho các thuyền viên”.

Bà Đỗ Thị Mây ở xã Tam Quan Nam (Hoài Nhơn-Bình Định), chủ 2 tàu cá BĐ-96714 TS và BĐ-97281 TS, chuyên khai thác ở vùng biển xa bờ các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, thở dài ngao ngán: “Hơn 20 ngày bám biển, cả 2  tàu cá của gia đình vừa cập cảng cá Quy Nhơn chỉ đánh bắt được hơn 1 tấn cá ngừ, sau khi trừ chi phí, thua lỗ gần cả trăm triệu đồng”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm