| Hotline: 0983.970.780

Thấy gì, viết nấy

Thứ Năm 21/06/2012 , 22:18 (GMT+7)

Tôi vừa sang thăm nước Mỹ lần thứ tư trong mấy năm qua. Nhân ngày Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo NNVN nhắc tôi viết bài vì đừng quên cũng là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Tôi vừa sang thăm nước Mỹ lần thứ tư trong mấy năm qua. Nhân ngày Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập  Báo NNVN nhắc tôi viết bài vì đừng quên cũng là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Tôi hỏi anh: Vừa về xong biết gì mà viết? Anh trả lời: Một tháng qua anh thấy gì thì cứ viết nấy, có ảnh minh họa càng tốt. Tôi đành nghe lời anh.

CHIẾN TRANH ĐÃ LÙI QUÁ XA

Đã có tới 37 năm kể từ ngày thống nhất đất nước. Trừ một số ít những người chống đối quá khích (thường đã già rồi) còn thì bà con mình sống ở Mỹ và bạn bè Mỹ đều không có mặc cảm gì với người sang thăm Mỹ. Bạn đừng làm gì có tính khiêu khích trong tranh luận thì đều sẽ vui vẻ cả. Tuy nhiên bạn sẽ không tránh khỏi những câu hỏi, những thắc mắc mà bà con ta nhận thấy khi đã về thăm đất nước hoặc được thông tin qua mạng, qua sách báo. Chẳng hạn những dư luận về các vụ Đoàn Văn Vươn, Văn Giang, Vinashin, tham nhũng của một số quan chức...

Bạn cứ bình tĩnh trả lời, nhất là khi chúng ta đã có thông tin đầy đủ qua tinh thần của các Hội nghị Trung ương 4 và 5 vừa qua. Quả thật bà con ta biết quá ít các thông tin tích cực mà chịu ảnh hưởng quá nhiều qua các báo chí phát không, qua 4 hệ thống truyền hình tiếng Việt phát suốt ngày... Rất nhiều nhà có chảo để bắt chương trình VTV4 nhưng hầu như chỉ có các cụ già thích xem mà thôi (!)

GIAO THÔNG Ở MỸ

Điều đập vào mắt ngay là cơ sở hạ tầng về giao thông ở Mỹ. Đường đi xa hầu như đều có 8 làn và hầu như không có ngã ba, ngã tư (vì có các hệ thống cầu bắt chồng lên nhau). Xe có hai người trở lên trên xe đều được ưu tiên đi vào đường riêng để có thể đi nhanh hơn Trong thành phố thì thấy rất rõ "văn hóa nhường" của người lái xe. Đến ngã ba, ngã tư hầu như họ tranh nhau vẫy tay nhường đường hoặc nếu thấy người đi bộ trên phần đường dành riêng thì dù đang có đèn xanh họ đều dừng xe. Mọi siêu thị, công sở, chung cư...đều bắt buộc có nhiều tầng hầm để thỏa mãn nhu cầu để xe. Tôi lại nhớ đến lời khuyên của một bạn nước ngoài: Muốn làm giầu, trước hết phải làm đường!

NHÀ Ở VÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG

Trừ một vài đô thị lớn còn người dân Mỹ đều sống trong các biệt thự nhỏ, có vườn hoa bao bọc xung quanh. Nước Mỹ rộng đến 9 526 468 km2 với dân số là trên 310 triệu người (mật độ dân cư là 33,9 người/km2, trong khi ở Việt Nam là 263 người/km2) . Điều đáng chú ý là đường xá chỗ nào cũng sạch bong mà không thấy ai quét rác, vì mọi việc hút bụi, rửa đường đều thực hiện bằng các xe cơ giới. Mỗi nhà có hai thùng rác lớn có nắp và có bánh xe. Một thùng để rác tái chế được và một thùng để rác không tái chế. Mỗi tuần đúng ngày quy định đưa ra đường sẽ được xe đi qua đổi sang hai thùng khác.

KHÔNG ĐỂ XẢY RA TIẾP NẠN KHỦNG BỐ

Vụ khủng bố bằng máy bay vào tổ hợp Trung tâm thương mại quốc tế WTC ở thành phố New York đã làm thiệt mạng gần 3000 người vào ngày 11/9/2001. Chính phủ Mỹ đã bồi thường cho 2986 nạn nhân và 3051 trẻ em mồ côi. Các tác phẩm nghệ thuật bị phá hủy trong trận khủng bố này bị thiệt hại tới trên 100 triệu USD. Dự kiến tại khu vực này sẽ mọc lên vào năm 2013 một "Tháp tự do" cao đến 841,32 m (1776 feet). Người ta chọn con số 1776 là để đánh dấu năm nước Mỹ tuyên bố độc lập. Lần này để tránh bị khủng bố lại người ta làm các bức tường bảo vệ dày tới 1 m (!) có cấu trúc bằng lõi thép, các xà rầm và các cột trụ chịu lực cũng đều bằng thép. Để tránh xảy ra tiếp các tai nạn tương tự an ninh đã được xiết chặt tại mọi cửa khẩu.

NÔNG THÔN CÔNG NGHIỆP HÓA

Chúng ta biết rằng hiện nay ở nước ta trên 70% cư dân đang sống ở nông thôn và hiện đang còn tới 70 triệu thửa ruộng manh mún, nhỏ bé, năng suất nông nghiệp chua cao lại toàn xuất khẩu nông sản thô...

Trong khi tại Mỹ trên 80% cư dân sống ở thành thị. Cánh đồng không bờ ruộng vì toàn hoạt động bằng cơ giới. Không cần tưới nước nhiều vì mặt đất phủ nilon tránh bay hơi nước và nước được qua ống dẫn nhựa nhỏ giọt đến từng gốc cà chua. Cũng không cần dùng thuốc trừ sâu hóa học vì rau quả hầu hết đều được trồng trong các nhà lưới (mùa hè) hay nhà kính (mùa đông). Siêu thị bán rau quả mang tên Hữu cơ nên mọi người rất an tâm sử dụng. Các công nhân nông nghiệp đều có trình độ cao.

Tôi đến thăm một trại gà đẻ của anh Việt kiều Hồ Huy ở bang Georgia và không thể hiểu nổi vì sao chỉ có hai người mà quản lý một cách nhẹ nhàng hai trại gà đẻ, mỗi trại 10. 000 con, mỗi ngày đẻ 7.000 trứng (!). Lần đầu tiên chủ nhân chỉ cho xem những con gà Pêđê cần thải loại (!). Gà mái ăn chế độ riêng mà gà trống (tỷ lệ 1/10) không ăn tranh được vì trên gần mỏ đã được gài một que nhưa khiến không mổ được vào các máng này. Ngược lại máng thức ăn cho gà trống cao hơn một chút nên gà mái cũng không tranh ăn được thức ăn dành cho gà trống. Mọi khâu giống, tiêm vaccin, thức ăn, tiêu thụ trứng... đều do các Cty khác đảm nhiệm.

MỘT NỀN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN

Không có kỳ thi vào Đại học (trừ các trường danh tiếng) nên ai muốn học Đại học cũng được. Nhưng có lên lớp được hay không là do có qua đủ các tín chỉ hay không? Ai học giỏi có thể nhảy cách lớp, còn ai học kém, hay vừa học vừa làm thì cứ từ từ chậm vài năm mới tốt nghiệp là bình thường. Ra trường tìm được việc phù hợp lại là chuyện khác. Tại Mỹ có tới hàng vạn tiến sĩ, thạc sĩ (đại học thì vô kể) không tìm được chỗ làm thích hợp. Họ phải tự bươn trải để kiếm sống trong các Cty nhỏ hay tự lập ra Cty của mình.


Đáng chú ý là các TS do chúng ta gửi sang học đều rất xuất sắc và hầu như đều được các thầy giữ lại tiếp tục nghiên cứu với mức lương 3000 USD/tháng. Đó là điều vừa đáng mừng vừa đáng buồn. Tuổi trẻ Việt Nam đâu có thua kém ai nhưng làm sao để chất xám quay về nước khi mức lương dành cho TS ở nước ta hiện chỉ khoảng...150 USD (!).

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm