| Hotline: 0983.970.780

Thầy lang nức tiếng vùng sơn cước

Thứ Ba 27/08/2013 , 10:05 (GMT+7)

Ở xã Thượng Nông (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) có ông Vương Mạnh Lang, bản Khoan cả đời leo rừng hái thuốc cứu người nhưng vẫn sống trong cảnh nghèo túng như bao người dân nơi đây.

Ở xã Thượng Nông (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) có ông Vương Mạnh Lang, bản Khoan cả đời leo rừng hái thuốc cứu người nhưng vẫn sống trong cảnh nghèo túng như bao người dân nơi đây.

Nhân từ

Trong các chuyến công tác ở những nơi vùng sâu, vùng nghèo khó nhất tại huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang và các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, hay huyện Lâm Bình, Na Hang tỉnh Tuyên Quang, tôi thường nghe được người dân kể về ông Vương Mạnh Lang. Người đời khen không phải do ông giỏi đến mức chữa trị cho người nào cũng khỏi bệnh mà người ta khen cái đức, cái tâm của ông với người bệnh.

Tò mò về thầy lang này, tôi quyết tìm gặp. Thật không ngờ, một người có tiếng nức vùng nhưng cuộc sống thật sự giản dị trong căn nhà sàn cũ. Trong câu chuyện, tôi có hỏi: "Nghe nói bác có nghề bấm huyệt đoán bệnh và châm cứu rất giỏi, tôi muốn bác bấm huyệt kiểm tra vì sao bị đau lưng dài ngày, có người nói là bị bệnh thận, người lại bảo gan, mặc dù uống nhiều thuốc thận nhưng không khỏi".

Không ngần ngại, ông lặng lẽ vào trong nhà xách một túi đồ nghề, chỉ là chiếc nải xanh chàm, nhẹ nhàng cầm tay bấm huyệt, rồi nghe mạch theo kinh nghiệm.


Ông Vương Mạnh Lang đóng gói thuốc

Sau mấy phút bắt mạch, ông quả quyết: "Bệnh đau lưng của anh có thể do tư thế ngủ, hoặc đi đường dài nên mỏi mệt chút ít thôi. Còn gan, thận không có bệnh tật gì cả. Tóm lại, không phải chữa trị gì liên quan đến gan, thận, cột sống". Nghe đến đây, tôi mới thầm phục và phải nói thật hết mọi chuyện về hành trình đến gặp ông.

Trong câu chuyện, ông cho hay, từ năm mới 14 tuổi, đã nối nghiệp hái thuốc trị bệnh cứu người của cha đẻ là cụ Vương Mạnh Khải. Ngày đó, rừng núi rậm rạp, cây thuốc quý rất sẵn nên đi đến đâu cũng hái được thuốc trị bệnh.

Hai cha con ông Lang nổi tiếng bốc thuốc "mát tay" nên đi khắp các vùng biên ải để bốc thuốc cứu người. Ở đâu có bệnh nhân thì đó là nhà của hai cha con ông Lang. Khi chữa khỏi bệnh cho người này, người khác lại đến đón đi, có lần hai cha con ông đi gần 1 năm mới trở về nhà.

Đến khi hơn 20 tuổi, ông Lang đã có vợ con, nhưng nghiệp chữa bệnh cứ đeo bám nên thường xuyên xa nhà chữa bệnh. Ngày đó, gia cảnh của ông rất nghèo khó, con đông, nhiều lúc không có đủ cơm ăn, vợ con phải lên rừng mót sắn, đào củ mài nuôi con ăn qua bữa để chờ đến mùa thu hoạch, còn ông thì vẫn biền biệt đi từ làng này đến xóm kia bốc thuốc chữa bệnh cứu người.

Công lao của những chuyến đi dài ngày có khi chỉ là cái đùi gà, nắm cơm xôi hay vài ba bát gạo của bệnh nhân khỏi bệnh biếu để tỏ lòng biết ơn.

Ông Lang cho biết, những năm 70, 80 của thế kỷ trước, vùng sơn cước này chủ yếu là đường mòn đến trung tâm các xã vùng sâu, còn những thôn bản người dân sinh sống thường cao chót vót trên các ngọn núi, chỉ có cách duy nhất lên đó là cuốc bộ. Có khi đi bộ mấy ngày đường mới đến nhà bệnh nhân.

Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề bốc thuốc, ông tự đúc rút kinh nghiệm: Trước đây, người dân vùng cao thường uống nước lã nên rất hay bị sỏi thận, đi ngoài, sốt rét, ngã nước rừng, đau khớp, tim, gan... nhưng khi ai đó bị mắc bệnh, họ thường tìm đến thầy cúng trước, nếu cúng không khỏi mới đến gặp thầy lang.

Do đó, vừa đi chữa bệnh, ông Lang vừa tuyên truyền ăn chín uống sôi, ngủ màn phòng chống muỗi sốt rét để người dân học tập làm theo.

Chỉ làm phúc

Năm nay ở tuổi 77, ông Lang đã có hơn 60 năm lặn lội với nghề hái thuốc cứu người, nhưng tiếng thơm không phải ở chỗ ông đã chữa khỏi bệnh cho cả nghìn người mắc các bệnh tim, gan, thận, khớp, cam sài trẻ em và cả những bệnh khó như thần kinh, trúng gió,... mà ông nổi tiếng ở chỗ chưa bao giờ mặc cả tiền bạc trước nỗi đau của bệnh nhân.


PV Báo NNVN trao đổi với ông Lang

Chữa khỏi cho bệnh nhân, họ biếu gì là tùy tâm. Còn với người nghèo thì ông không nhận gì ngoài nắm xôi, con gà hay bát gạo, nắm muối để dâng lễ cúng cây thuốc.

Trong bữa cơm đãi khách đạm bạc với mấy con cá khô, bát canh rau rừng, nhưng căn nhà sàn luôn tràn ngập niềm vui và thật sự ấm cúng, ông Lang nói đầy tự hào: "Cả đời tôi chỉ bốc thuốc để cứu người. Họ cũng cảnh nghèo như tôi mới dùng thuốc nam nên nhà tôi nghèo là phải thôi, nhưng được cái phúc lớn là con cháu ngoan ngoãn".

Theo như lời kể của ông Lang thì các cụ nhà ông đã có một số bài thuốc quý từ thời cụ Vương Văn Vực, sau này cụ Vương Mạnh Khải tiếp nghề, rồi truyền tay sang ông Lang theo nghiệp trên 60 năm.

Hiện tại, ông đã và đang truyền nghề tiếp cho người con trai là Vương Văn Thanh, 43 tuổi. Theo như câu chuyện lưu truyền thì các bài thuốc quý của gia đình ông đã cứu rất nhiều người từ thời cụ tổ Vương Văn Vực. Vì thời đó, cụ Vực có mở hiệu thuốc chữa bệnh tại phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông, Hà Nội).

Anh Triệu Văn Nam, nhà liền kề với gia đình ông Lang khi nghe tin có khách lạ đến chơi, cũng sang uống chén rượu. Qua câu chuyện, anh Nam kể lại một số người đến nhà ông Lang chữa bệnh nan y nhưng đáng nhớ nhất là 2 bệnh nhân động kinh, có lúc điên khùng.

 Đó là anh Hải ở Ba Đạo, huyện Na Hang và anh Vương Văn Thử ở xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Một số người ở bản Khoan này vẫn còn nhớ, mỗi khi thấy bệnh nhân lên cơn chạy cả ra đường, lúc thì ngã vật, có lúc đuổi đánh cả mọi người...

Nhưng chỉ hơn nửa năm châm cứu, bốc thuốc tắm, uống và họ khỏi bệnh rồi về nhà, thời gian cũng đã gần hai chục năm rồi, nhưng người trong bản Khoan vẫn nhớ hình ảnh mỗi khi bệnh nhân quậy phá lúc lên cơn.

Mấy năm nay, tuổi tác đã cao, ông Lang ít đi lại để cứu người như thời còn trẻ khỏe, mà thường bốc thuốc chữa bệnh tại nhà. Cách đây mấy năm, ông đã làm chấn động vùng sơn cước này sau khi bốc thuốc khỏi bệnh cho anh Hưng sinh năm 1969, ở Bản Chợ, xã Yên Hoa, huyện Na Hang. Anh Hưng bị xơ gan cổ chướng, bệnh viện đã trả về. Đến nay đã được hơn 4 năm, sức khỏe Hưng đã bình phục hoàn toàn.

Đầu năm 2013, bệnh nhân Nông Văn Thàng ở xã Hồng Ch,ỉ huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng cũng đến chữa bệnh xơ gan, sau 5 tháng tắm thuốc, châm cứu, xông, uống..., cuối tháng 6 vừa qua, anh Thàng đã khỏi hẳn và trở về nhà trong niềm vui của gia đình.

Hơn 60 năm bốc thuốc cứu người, ông Lang không nhớ hết những địa danh mình đã đến bốc thuốc cứu người. Nay tuổi đã cao nhưng hái thuốc cứu người như kiếp nghiệp của cuộc đời nên ông vẫn hăng say, nhiệt tình như thời trai trẻ mỗi khi có bệnh nhân đến tìm gặp.

Ông Vương Mạnh Lang không giống các thầy lang mà tôi đã từng gặp, bởi vì không chạy theo xu hướng thị trường là bán thuốc lấy tiền, nên trong nhà không có thuốc để sẵn, ông chỉ hái và chế thuốc khi đã khám bệnh, bắt mạch cho bệnh nhân.

Còn khi hỏi về số bệnh nhân đã chữa khỏi, hay chữa bệnh gì là sở trường, thì ông luôn khiêm tốn về nghề thuốc của mình với câu nói: "Lấy thuốc cứu người để làm phúc thôi, có giỏi giang gì đâu". Còn những người từng đến lấy thuốc hoặc hàng xóm sống gần ông lại tấm tắc khen về cái đức, cái tài của thầy lang này hết lời.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

  • Ông chủ nhiệm 'khoai lang' và câu chuyện ‘khoán chui’ thời bao cấp
    Phóng sự 20/02/2024 - 09:45

    Ngót nghét tuổi 80, trước khi bắt đầu câu chuyện 'khoán chui' của xã Đoàn Xá năm xưa, ông Thưởng xin vài phút để uống hết liều thuốc tiểu đường, huyết áp của mình.

Xem thêm
Ông Trần Thanh Lâm giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

Ông Trần Thanh Lâm (51 tuổi, quê quán tỉnh Hà Nam), Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, được điều động giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, nhiệm kỳ 2020-2025.

1.800ha lúa ở huyện Châu Thành được hỗ trợ phân bón hữu cơ mỗi năm

Sóc Trăng Gắn với chiến lược phát triển lúa đặc sản, hữu cơ của tỉnh Sóc Trăng, mỗi năm, huyện Châu Thành hỗ trợ nguồn phân bón hữu cơ cho khoảng 1.800ha sản xuất lúa.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Phát hiện thi thể trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình

Quảng Bình Ngư dân xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình phát hiện thi thể trôi dạt vào khu vực Cảng Than.