| Hotline: 0983.970.780

Thế nào thì được coi là kết hôn cận huyết?

Thứ Ba 22/04/2014 , 07:12 (GMT+7)

Kết hôn cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 3 thế hệ.

* Xin hỏi, kết hôn cận huyết thống là sau mấy đời? Có phân biệt bên nội, bên ngoại không? Con bá con dì tù tì lấy nhau có đúng không? Tác hại của việc này ra sao?

Nguyễn Tuấn Sinh, Phú Mỹ, Bình Định

Kết hôn cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 3 thế hệ. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì những người trong phạm vi ba đời là: Đời thứ nhất- cha mẹ; đời thứ hai- anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba- anh chị em con chú con bác, con cô con cậu con dì.

Thực trạng là gần đây ít thấy chuyện này, nhưng ở mấy tộc người thiểu số thì vẫn có, nhất là gia đình đã hứa hôn, rồi hai đứa con tự nhiên thành vợ chồng. Nguyên nhân đa dạng, như không biết (vì nhiều con cháu quá, 3 đời thì không biết), biết mà vẫn làm (tình yêu mãnh liệt quá), bị ép buộc (cưới cùng họ ở một số tộc người).

Hôn nhân cận huyết thống không phải là chuyện mới. Nó đã tồn tại trong mạch ngầm của đời sống xã hội từ thời sơ khai của loài người. Chế độ mẫu hệ từ thời xa xưa và gần đây nhất là chế độ phong kiến coi hôn nhân cận huyết thống như một sinh hoạt bình thường trong đời sống xã hội.

Từ xưa đã có nhiều trường hợp anh em, thậm chí chú cháu trong hoàng tộc lấy nhau để duy trì sự nối dõi, ngai vàng là chuyện không lạ. Song với cuộc sống hiện đại ngày nay, tôn vinh giá trị con người, những bản ngã cá nhân..., hôn nhân cận huyết thống là điều khó có thể chấp nhận, dù vẫn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, vùng dân trí thấp.

Ngoài những khó khăn về đời sống kinh tế - xã hội, quan hệ hôn nhân cận huyết thống chính là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật đối với những đứa trẻ được sinh ra, gây suy thoái chất lượng giống nòi.

Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều đến vấn đề hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên và các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Trên thực tế, hiện nay có một số dân tộc chỉ có dân số dưới 1.000 người đang có nguy cơ suy giảm giống nòi do tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Trẻ em sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền gen lặn như hồng cầu hình liềm, mù màu, bạch tạng, da vảy cá. Đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia. Trong đó có một số bệnh gây ra nguy cơ tử vong rất cao.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.