| Hotline: 0983.970.780

Thêm cơ hội cho cá tra

Thứ Hai 18/02/2013 , 10:12 (GMT+7)

Đầu năm mới 2013, Việt Nam có thêm 5 doanh nghiệp cá tra đạt chứng nhận thủy sản bền vững từ Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC).

Đầu năm mới 2013, Việt Nam có thêm 5 doanh nghiệp cá tra đạt chứng nhận thủy sản bền vững từ Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC).

Như vậy, theo số liệu của Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì tính tới thời điểm hiện tại, nước ta có 13 doanh nghiệp được cấp chứng nhận ASC. Trong đó, có 5 trại nuôi cá tra ở Đồng Tháp, 4 trại ở Tiền Giang, 2 trại ở An Giang và 2 trại ở Cần Thơ. Ngoài ra, 5 trại nuôi cá tra khác đang trong quá trình được thẩm định để nhận giấy chứng nhận ASC.

ASC là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản, bao gồm các vấn đề về môi trường, xã hội như: pháp lý, sử dụng đất và nước, kiểm soát ô nhiễm nước và kiểm soát chất thải, di truyền và đa dạng sinh học, kiểm soát thức ăn, kiểm soát sức khỏe, thuốc thú y và hóa chất.

Bên cạnh đó, ASC còn đặt ra yêu cầu về một vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam là trách nhiệm với người lao động và cộng đồng xung quanh, thường được gọi chung là trách nhiệm xã hội. Chứng nhận ASC giúp nhà sản xuất đảm bảo với nhà bán lẻ, nhà hàng, công ty dịch vụ thực phẩm và người mua rằng sản phẩm có nguồn gốc từ nhà sản xuất có trách nhiệm.

Việc các doanh nghiệp kể trên đạt được giấy chứng nhận ASC là điều đáng mừng vì nó cho thấy các doanh nghiệp đã chuyển đổi từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu để đảm bảo sự bền vững của chính doanh nghiệp mình.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay khi các thị trường nhập khẩu lớn đều có xu hướng giảm sút thì việc nhận chứng nhận ASC càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi đây được coi là một trong những “giấy thông hành” cần thiết để các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể vững bước vào các thị trường lớn và khó tính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…

Theo đánh giá của VASEP thì năm 2013 sẽ là năm nhiều khó khăn với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng. Tuy nhiên, điều đáng nói là không phải doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nào cũng gặp khó mà thực tế cho thấy thị trường xuất khẩu thủy sản hiện nay đang trong tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”.

Trong khi một số doanh nghiệp không tìm được khách hàng và bế tắc trong việc thâm nhập các thị trường lớn thì một số khác lại không sản xuất kịp vì số lượng đơn đặt hàng đổ về quá nhiều. Điểm khác biệt lớn nhất giữa các nhóm doanh nghiệp này chính là sự chứng nhận của các tổ chức uy tín trên thế giới về tiêu chuẩn nuôi và chế biến các mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng này.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thủy sản đạt các tiêu chí đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ASC, GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), GAP (thực hành nông nghiệp tốt)… thường nhận được các đơn hàng lớn hơn, giá bán cao hơn, thậm chí là cao hơn 15-20% so với giá bán thông thường. Trong khi các doanh nghiệp không có các chứng nhận kể trên thường phải chật vật xoay xở tìm đối tác.

Nhìn lại thị trường cá tra Việt Nam có thể thấy sự tăng trưởng thần kỳ. Trong vòng 20 năm qua, khối lượng xuất khẩu cá tra của nước ta đã tăng 50 lần. Sản xuất cá tra đã đạt tốc độ phát triển chưa từng có trong bất kỳ lĩnh vực thực phẩm nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng theo cấp số nhân đã dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường, xã hội và an toàn thực phẩm.

Bởi thế, hơn bao giờ hết, việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, sản xuất bền vững và có trách nhiệm chính là biện pháp cần thiết mà các doanh nghiệp cá tra buộc phải làm để tự mở thêm cơ hội phát triển cho chính mình trong bối cảnh hiện nay.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm