| Hotline: 0983.970.780

Thi tìm hiểu pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số năm 2012

Thứ Tư 14/11/2012 , 10:03 (GMT+7)

Hội thi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012", Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Dân tộc… tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số bằng hình thức sân khấu hóa năm 2012.

Hội thi nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Chuyển tải các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư. Góp phần mở rộng, giao lưu học hỏi, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước…

Đối tượng dự thi là các tuyên truyền viên cấp xã, người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng ấp, các vị chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc, người sản xuất giỏi. Ở cấp khu vực, mỗi khu vực chọn 12 đội dự thi, 3 đội có số điểm cao nhất sẽ được tham gia hội thi toàn quốc. Khu vực miền phía Bắc (khu vực 1) do Ủy ban Dân tộc chủ trì thực hiện, tổ chức tại Hà Nội. Khu vực đồng bằng Bắc Trung bộ (khu vực 2) do Trung ương Hội Nông dân chủ trì, tổ chức tại Thanh Hóa. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên (khu vực 3) do Trung ương Hội LHPN chủ trì, tổ chức tại Đà Nẵng. Khu vực miền Nam (khu vực 4) do Trung ương HND chủ trì, tổ chức tại Cần Thơ. Vòng thi toàn quốc do Ban điều hành Đề án 554 chủ trì, tổ chức tại Hà Nội. Cơ cấu giải thưởng bao gồm 1 giải đặc biệt, 2 giải nhất, 3 giải nhì và 6 giải khuyến khích. Giải đặc biệt trị giá 70 triệu đồng, giải nhất 50 triệu đồng, giải nhì 30 triệu đồng và giải 3 được 20 triệu đồng. Ngoài ra còn có thêm 5 giải phụ, mỗi giải 5 triệu đồng.

Ban điều hành Đề án 554 đề nghị sử dụng dịch vụ tin nhắn 147 để ủng hội hội thi theo cú pháp THPL, cước phí 300 đồng/1 tin nhắn, từ 25/10/2012 đến 25/12/2012.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm