| Hotline: 0983.970.780

Thị trấn... cao su

Thứ Năm 12/01/2012 , 10:29 (GMT+7)

Quả không ngoa khi nói như vậy về thị trấn Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình)...

Thị trấn Việt Trung giàu lên nhờ cao su
Quả không ngoa khi nói như vậy về thị trấn Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Bởi lẽ, diện tích cao su của thị trấn tới hơn 2.000 ha, chưa kể chừng 1,5 lần diện tích ấy của một DN đứng chân trên địa bàn.

Ông Phan Văn Trưng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Việt Trung khoe: “Với hơn 2.000 ha cao su, đến nay đã cho khai thác khoảng 350 ha. Nếu tính bình quân 1,3 tấn mủ/ha và giá 80.000 đ/kg, thu nhập từ cao su là 35 tỷ đồng/năm. Dân thị trấn không chỉ có cao su, mà còn trồng keo, trầm gió. Riêng cây hồ tiêu là 195 ha”.

Khi nghe ông Trưng nói rằng ở đây có tới 350 trang trại đã làm chúng tôi ngạc nhiên. Rồi ông giải thích đó là trang trại theo tiêu chí cũ. Còn tiêu chí mới quy định trang trại phải có doanh thu từ 700 triệu đồng/năm trở lên. Vì thế còn khoảng 140 trang trại theo tiêu chí mới. Dù số trang trại là 350 hay 140 đều là những con số “khủng” với một địa phương cấp xã. Ông nói vui: “Cũng phải thống nhất cách gọi, rằng 140 trang trại đạt tiêu chí như trên được gọi là trang trại lớn, số trang trại còn lại sẽ được gọi trang trại “vừa và nhỏ” mới đúng phong cách... cao su”.

“Hiện thị trấn có gần 2.600 hộ thì khoảng 800 hộ (chiếm trên 30% số hộ) thuộc diện khá giả trở lên, tức là mức thu nhập trung bình mỗi năm trên 500 triệu đồng. Chúng tôi đã đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo tiêu chí xây dựng NTM”, ông Phan Văn Trưng.

Có lẽ ít có nơi nào thiên nhiên lại ưu ái như ở đây, đó là sự phong phú về đất đai; thứ đất có thể trồng cao su, tiêu. Địa hình có dáng dấp vùng bán sơn địa nhưng có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản...Thêm nữa, đây là quê hương của cây cao su, nơi Nông trường Việt Trung (nay là Công ty TNHH MTV Việt Trung) “cắm sào”. Những cây cao su đầu tiên trên đất Quảng Bình lớn lên từ đây.

Hỏi về tỷ trọng cao su trong nền kinh tế của thị trấn, ông Trưng cho biết, tỷ trọng SXNN chiếm gần 70%, mà cao su là chủ đạo... Vài dòng ngắn ấy để thấy được vị trí cây cao su.  Vài năm nữa khi 2.000 ha cao su cùng trút nhựa, doanh thu sẽ gấp nhiều lần tính toán như bây giờ.

“Khi diện tích cao su được đưa vào khai thác mức 2.000 ha thì số tiền thu được từ bán mủ cao su của thị trấn mỗi năm cũng sàn sàn cỡ 200 tỷ đồng. Lớn đó chớ. Lúc đó, bộ mặt nông thôn ở đây chắc chắn sẽ thay đổi bất ngờ. Ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, khai thác mủ cao su để đưa lại hiệu quả cao, chúng tôi lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích hợp nhằm cải thiện thu nhập", ông Trưng hít hà.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.