| Hotline: 0983.970.780

Thị trường bán lẻ Việt Nam liên tiếp rớt hạng

Thứ Tư 08/06/2011 , 13:51 (GMT+7)

Việt Nam rớt từ vị trí số một đạt được năm 2008 xuống thứ hạng 23 trong danh sách các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm nay.

Việt Nam rớt từ vị trí số một đạt được năm 2008 xuống thứ hạng 23 trong danh sách các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm nay.

Hãng tư vấn danh tiếng của Mỹ A.T. Kearney vừa công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ (GRDI) trên toàn cầu năm 2011. Theo đó, Việt Nam rớt 9 bậc xuống thứ hạng 23 trong tổng số 30 nền kinh tế mới nổi được khảo sát, sau cả Sri Lanka, Marốc, Kazakhstan và thua xa Trung Quốc hay Ấn Độ.

Các chuyên gia A.T.Kearney cho rằng yếu kém trong cơ sở hạ tầng và chi phí thuê mặt bằng quá cao đang là rào cản với các nhà bán lẻ nước ngoài. Trong khi các kênh phân phối truyền thống trong nước vẫn thống lĩnh thì các mô hình bán lẻ mới bắt đầu xuất hiện và ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt này càng khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó tham gia.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp thị trường bán lẻ Việt Nam bị rớt hạng. Năm 2008, Việt Nam tăng 3 bậc, vượt qua Ấn Độ để trở thành thị trường hấp dẫn nhất thế giới, nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại. Đến 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ đứng thứ 6 về mức độ hấp dẫn, và rời xa Top 10 vào năm 2010.

A.T.Kearney nhận định đông dân là một điểm hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam

Tuy nhiên, hãng tư vấn đến từ Mỹ đánh giá Việt Nam vẫn còn sức hút nhất định, nhờ quy mô thị trường cũng như số lượng người tiêu dùng. Dự báo đến 2012, thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt quy mô 113 tỷ USD và dân số lên tới gần 89 triệu người.

Từ năm 2009, Việt Nam đã mở cửa cho phép các hãng bán lẻ 100% vốn nước ngoài hoạt động. Các hãng danh tiếng của Anh như Tesco hay Singapore như FairPrice đang lên kế hoạch tham gia thị trường Việt Nam ngay năm nay. Tuy nhiên A.T.Kearney cũng cảnh báo kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi sau suy thoái, nên các công ty đa quốc gia vẫn còn thận trọng khi mở rộng mạng lưới hoạt động của mình.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước năm 2010 đạt 1.561,6 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 80 tỷ USD). 5 tháng đầu năm nay, quy mô thị trường đạt 762,7 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 40 tỷ USD), tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,4%.

Các hãng quản lý bất động sản cũng nhiều lần nhận định giá mặt bằng bán lẻ Việt Nam quá cao, cho dù nguồn cung đang tăng lên và giá có xu hướng giảm nhẹ ở một số khu vực.

2011 là năm thứ 10 liên tiếp hãng A.T.Kearney công bố chỉ số GRDI toàn cầu trong đó đánh giá về mức độ hấp dẫn của các thị trường bán lẻ mới nổi đang phát triển mạnh mẽ nhất thế giới. Các nghiên cứu này đơợc tiến hành tại 30 nền kinh tế mới nổi và đánh giá dựa trên các nhân tố: mức độ rủi ro quốc gia, quy mô dân số, mức độ thịnh vượng và mức độ bão hòa của thị trường bán lẻ.

Tình hình kinh tế bất ổn cùng với sự gia tăng áp lực tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi đã tạo ra sự thay đổi trong top 10 thị trường bán lẻ phát triển nhất của năm nay. Theo đó, các thị trường bán lẻ Mỹ Latin đang phất lên nhờ mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng 6% trong suốt cuộc khủng hoảng. Đáng chú ý, Brazil đã nhảy 5 bậc để lần đầu tiên trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Nhiều nước Nam Mỹ khác cũng có mặt trong Top 10 như Uruguay, Chile và Peru.

Trong khi đó, các nền kinh tế lớn ở châu Á đang giảm dần độ hấp dẫn với nhà bán lẻ nước ngoài. Trung Quốc đã bị soán ngôi đầu và tụt 5 hạng xuống vị trí số sáu trong danh sách. Ấn Độ ngày càng rời xa vị trí số một đạt được năm 2007, và chỉ đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng năm nay.

10 thị trường hấp dẫn nhất thế giới >>


Tên nước
Thứ hạng
2011
Thứ hạng
2010
Thay đổi
Brazil 1 5 +4
Uruguay 2 8 +6
Chile 3 6 +3
Ấn Độ 4 3 -1
Kuwait 5 2 -3
Trung Quốc 6 1 -5
Ảrập Xêút 7 4 -3
Peru 8 9 +1
Các tiểu vương quốc Ảrập 9 7 -2
Thổ Nhĩ Kỳ 10 18 +8
Lebanon 11 N/A N/A
Ai Cập 12 13 +1
Albania 13 12 -1
Nga 14 10 -4
Kazakhstan 15 N/A N/A
Indonesia 16 16 Không đổi
Marốc 17 15 -2
Philippines 18 22 +4
Tunisia 19 11 -7
Sri Lanka 20 N/A N/A
Malaysia 21 17 -4
Mexico 22 25 +3
Việt Nam 23 14 -9
Colombia 24 26 +2
Argentina 25 N/A N/A
Nam Phi 26 24 -2
Panama 27 N/A N/A
Cộng hòa Dominican 28 23 -5
Iran 29 N/A N/A
Bulgaria 30 19 -11

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm