| Hotline: 0983.970.780

Thị trường dăm gỗ ấm lại, giá gỗ rừng trồng đang tăng

Thứ Hai 26/09/2016 , 13:15 (GMT+7)

Từ đầu tháng 9 đến nay, mặt hàng dăm gỗ được thị trường Trung Quốc ăn mạnh trở lại, giá gỗ rừng trồng trên địa bàn Bình Định tăng cao, người trồng rừng phấn khởi.

Theo ông Võ Vạn Toàn, Phó GĐ Cty TNHH Sông Kôn, doanh nghiệp chuyên SX dăm gỗ XK đóng trên địa bàn khu công nghiệp Phú Tài (TP Quy Nhơn), hiện giá gỗ keo đang được nhà máy thu mua hơn 1,2 triệu đồng/tấn, giá gỗ bạch đàn thu mua hơn 1,1 triệu đồng/tấn.

Trước đó, trong 3 tháng đầu năm 2016, giá gỗ keo trên địa bàn đạt đến 1.300.000đ-1.350.000đ/tấn, giá gỗ bạch đàn 1,1 triệu đồng/tấn. Thế nhưng bước sang đầu tháng 4/2016, giá gỗ keo tuột thấp chỉ còn 1.080.000đ/tấn, gỗ bạch đàn chỉ còn dưới 1 triệu đồng/tấn.

“Thời điểm đó thị trường tiêu thụ dăm gỗ phía Trung Quốc dừng nhập hàng, các nhà máy chế biến dăm gỗ XK trên địa bàn tồn đọng lượng hàng lớn nên hạn chế việc thu mua. Bây giờ thị trường Trung Quốc ăn mạnh trở lại mặt hàng dăm gỗ, nên các nhà máy đổ xô thu mua nguyên liệu để sản xuất, giá gỗ rừng trồng tăng lên”, ông Toàn giải thích.

Ông Văn Thành Công ở thôn Thuận Ninh, xã Bình Tân (huyện Tây Sơn), người đang sở hữu 10 ha rừng trồng, phấn khởi: “Tôi có 10 ha rừng trồng nhiều độ tuổi khác nhau, năm nay mới thu hoạch 3 ha nhưng rơi đúng vào thời điểm ế hàng. Nhờ tôi là bạn hàng chí cốt của các nhà máy băm dăm nên 3 ha gỗ rừng trồng mới bán được, nhưng chỉ với giá thấp, buồn nẫu ruột. Bây giờ gỗ rừng trồng được các nhà máy thu mua mạnh trở lại, giá lại tăng hơn 100.000đ/tấn, những hộ trồng rừng chúng tôi thở phào nhẹ nhõm”.

Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Định, đến cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh này có 114.322 ha diện tích rừng trồng. Trong đó, có 1.571 ha rừng đặc dụng; 27.117 ha rừng phòng hộ; 85.603 ha rừng SX, chiếm 2/3 trong số này do hộ nông dân tự đầu tư trồng. Diện tích cho khai thác hàng năm khoảng 10.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn/năm.

09-00-45_grt-2
Khai thác gỗ rừng trồng

 

“Có mối lo lắng cần quan tâm là khi giá gỗ nguyên liệu tăng cao, người trồng rừng khai thác cả những cánh rừng chưa đủ tuổi để bán cho được giá, thậm chí rừng mới 4-5 năm tuổi cũng khai thác tất, dẫn tới thiệt hại rất lớn”, ông Nguyễn Thế Dũng nói.

“Cách đây 5 năm, năng suất bình quân rừng trồng ở Bình Định chỉ đạt khoảng 65-70 tấn/ha. Trong những năm gần đây, nhờ đầu tư thâm canh nên năng suất rừng trồng tăng cao, đạt bình quân 100 tấn/ha, cá biệt có diện tích đạt 120-140 tấn/ha. Nếu giá gỗ rừng trồng giảm 100.000đ/tấn như thời gian trước đây thì người trồng rừng mất đi khoản thu khá lớn”, ông Dũng phân tích.

Ông Cái Minh Tùng, GĐ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, cho biết: “Với giá thu mua gỗ rừng trồng hiện nay, với mỗi ha rừng trồng 5-7 năm tuổi, người trồng rừng thu hơn 130 triệu đồng/ha, sau khi trừ mọi chi phí đầu tư suốt chu kỳ, sẽ còn lãi ròng 30 triệu đồng/ha”.

Ông Võ Vạn Toàn, Phó GĐ Cty TNHH Sông Kôn, cho biết thêm: Hiện nay giá nhập khẩu dăm gỗ tại Trung Quốc đã tăng lên được 125 USD/BMT (tấn dăm khô) bao gồm thuế, quan trọng là sức mua mạnh trở lại nên các nhà máy xuất hàng thuận lợi hơn, tiếp tục thu mua gỗ nguyên liệu trở lại để sản xuất. Từ tháng 7/2016 đến nay, hàng trăm ngàn tấn dăm khô tồn đọng trong gần 20 nhà máy chuyên băm dăm gỗ xuất khẩu ở Bình Định đã được tiêu thụ.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm