| Hotline: 0983.970.780

Thiên đường hay địa ngục?

Thứ Tư 27/10/2010 , 10:40 (GMT+7)

Sau vụ tiền vệ Manuel Garcia của Salamanca đột quỵ trên sân, nhiều tờ báo châu Âu bỗng đặt câu hỏi: "Liệu bóng đá Tây Ban Nha là thiên đường hay địa ngục của các cầu thủ?".

Giải VĐQG Tây Ban Nha đương nhiên nằm trong tốp các giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh. Đấy cũng là thiên đường cho nhiều cầu thủ bởi quốc gia Nam Âu này có bầu không khí dễ chịu, nằm giữa Đại Tây Dương và biển Địa Trung Hải nên nhiều khu vui chơi, nghỉ mát hàng đầu thế giới. Hơn nữa, lương bổng của các CLB Tây Ban Nha cũng khá cao, thuế thu nhập cá nhân ở nước này thuộc hàng thấp nhất châu Âu. Bởi thế, có thể nói Tây Ban Nha là thiên đường cho dân "quần đùi, áo số".

Thế nhưng mới đây, sau vụ tiền vệ Manuel Garcia của Salamanca đột quỵ trên sân, nhiều tờ báo châu Âu bỗng đặt câu hỏi: "Liệu bóng đá Tây Ban Nha là thiên đường hay địa ngục của các cầu thủ?". Cuối tuần qua, Miguel Garcia ngã gục ngay trên sân trong trận đấu với Real Betis mới đây.

Theo tiết lộ của các bác sĩ, tim Garcia đã ngừng dập trong vòng 25 giây và nếu không được cấp cứu kịp thời cầu thủ này khó lòng mà qua khỏi. Anh là cầu thủ thứ 6 đang chơi bóng tại Tây Ban Nha bị đột quỵ ngay trên sân trong vòng 3 mùa giải vừa qua. Chỉ có 3 người nhận được sự giúp đỡ từ thần may mắn, còn Antonio Puerta (Sevilla), Dani Jarque (Espanyol) cùng Jordi Pitarque (Reus) đã không thể trở lại đoàn tụ với gia đình và những người đồng đội.

Với một loạt những sự kiện xảy ra như vậy, rõ ràng người ta có lí do để mà nghi ngờ về công tác y tế tại Tây Ban Nha. Bắt đầu từ vụ việc của Antonio Puerta ngày 28/8/2007, hai tháng sau là Rubén De la Red. Tiếp đến là người đội trưởng Espanyol Dani Jarque qua đời ngày 8/8/2009 ở Florencia (Italia). Sergio Sánchez đã phải bỏ dở sự nghiệp quần đùi áo số của mình tháng 1/2010, trong khi cầu thủ mới chỉ 23 tuổi, Jordi Pitarque đã qua đời ngày 6/9 vừa qua.

Tờ La Gazzetta dello Sport (Ý) khẳng định với y học ngày nay, nếu tất cả những cầu thủ đó được kiểm tra một cách thường xuyên và nghiêm ngặt thì sẽ không bao giờ xảy ra hiện tượng trên. Ở Ý, tất cả các VĐV đều nhận được sự theo dõi nghiêm ngặt từ khi còn là những đứa trẻ. Tờ báo này còn trích dẫn ví dụ về 3 cầu thủ Kanu, Fadiga và Koné. Họ đã chơi bóng ở rất nhiều quốc gia khác nhau nhưng chỉ khi đến đất nước hình chiếc ủng mới nhận được lời khuyên nên treo giầy vì nguy cơ tử vong khi hoạt động mạnh của họ là rất cao. Tại sao không ai phát hiện được điều đó từ trước?

Hiện Bộ Y tế của Tây Ban Nha đã vào cuộc, mở một cuộc khảo sát, điều tra làm rõ những vụ việc trên.

Xem thêm
Những người bạn hội ngộ cùng sắc màu cố đô Huế

‘Những người bạn’ là cuộc triển lãm của 8 họa sĩ có chung đam mê sáng tạo và tình yêu cố đô, khai mạc hôm nay 29/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất