| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:

Thiên tai làm hơn 400 người chết, 300ha đất bị mất mỗi năm

Thứ Năm 29/03/2018 , 10:42 (GMT+7)

Những con số thống kê thiệt hại trên cho thấy, thiên tai có sức phá thảm khốc, là một trong những mối lo ngại lớn nhất của Việt Nam, không thể lơ là trong công tác phòng, chống.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai (sáng 29/3)

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống thiên tai diễn ra sáng ngày 29/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT – Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết: Trong hai thập kỷ qua, các khu vực trên cả nước đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất kinh doanh của người dân.

Trong 20 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1 - 1,5% GDP và ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Chỉ tính riêng năm 2017, thiên tai đã khiến 386 người chết, thiệt hại kinh tế lên tới hơn 60.000 tỷ đồng. Việt Nam là một trong 5 “ổ bão” lớn nhất thế giới. Trong lịch sử, chúng ta đã hứng chịu sự thảm khốc của nhiều cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp như: cơn bão Lin Đa năm 1997 (khiến gần 3.000 người chết), Chan Chu (2006), Sơn Tinh (2012)…

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai: Từ năm 2010 đến nay, diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển có diễn biến phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tốc độ xói đã vượt tốc độ bồi làm diện tích khu vực đồng bằng giảm khoảng 300ha/năm, trong đó chủ yếu thuộc khu vực bờ biển tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.

Bên cạnh đó, đợt hạn hán xâm nhập mặn lịch sử diễn ra từ nửa cuối năm 2014 đến năm 2016 trên diện rộng, 18 tỉnh, thành phố Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đặc biệt là ĐBSCL đã khiến hơn 2 triệu người bị ảnh hưởng, 280.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại… Lần đầu tiên nông nghiệp tăng trưởng âm 0,1% trong 6 tháng đầu năm 2016. Thiệt hại về kinh tế lên tới 15.700 tỷ đồng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, điều đáng lo ngại hiện nay là thiên tai xảy ra tại các vùng trước đây ít khi xảy ra những trận thiên tai lớn như bão ở khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ. Đồng thời, tốc độ phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, quy mô ngày càng lớn ở tất cả các vùng, đầu tư xây ựng cơ sở hạ tầng thiếu bền vững làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Mặc dù trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, song hệ thống công trình phòng chống thiên tai, nhất là các công trình đê điều, hồ đập, thuỷ lợi, khu trú tránh bão đã được quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nên đã nâng cao năng lực ứng phó trong phòng chống thiên tai.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.