| Hotline: 0983.970.780

Thiếu điện, EVN báo lỗ

Thứ Năm 04/11/2010 , 09:28 (GMT+7)

Phải chạy dầu để phát điện khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 6.500 tỷ đồng.

Các công trình thủy điện liên tục chậm tiến độ, lại thiếu nước nên tình trạng thiếu điện là tất yếu

Sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng nước về các hồ thủy điện là nguyên nhân chính của vấn đề thiếu điện trong thời gian vừa qua. Phải chạy dầu để phát điện khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 6.500 tỷ đồng.

Nền nhiệt độ từ đầu năm đến nay cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, nắng nóng diễn ra nhiều đợt gay gắt (nhất là tháng 6, tháng 7 tại Bắc Bộ và Trung Bộ). Bên cạnh đó, lượng mưa ở nhiều vùng trên cả nước sụt giảm nghiêm trọng.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lượng mưa ở Tây Bắc Bộ thấp hơn cùng kỳ từ 15 - 30%. Ở Nam Bộ thấp hơn lượng mưa cùng kỳ từ 15 - 30%; ở Tây Nguyên thấp hơn cùng kỳ từ 30 - 50%. Do vậy, tình hình thủy văn trên các hệ thống sông trong toàn quốc đều đang chứng kiến hiện tượng cạn kiệt nhất trong vòng 100 năm qua, không chỉ trong 6 tháng mùa khô mà kéo dài đến tận hết tháng 10/2010. Tính đến cuối tháng 10, tổng lượng nước về các hồ thủy điện trong hồ thủy điện quốc gia giảm 34,19 tỷ m3 so với cùng kỳ năm 2009, làm giảm sản lượng thủy điện khai thác trong 10 tháng khoảng 2,17 tỷ kWh. Trong khi đó, phụ tải vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14,83% so với cùng kỳ.

+ Trong cuộc làm việc giữa EVN với lãnh đạo UBND TP.HCM về tình hình cung cấp điện trong những tháng cuối năm 2010 và năm 2011, cách đây 2 ngày, EVN cho biết: Nguồn cung cấp điện ở các trạm 500 kV và 220 kV khu vực phía tây TP vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể trạm 500 kV Phú Lâm liên tục quá tải từ 110% đến 120%. Do đó, mức độ quá tải ở các trạm biến áp và đường dây 500 kV - 220 kV vượt quá giới hạn cho phép. Điều này đồng nghĩa với việc từ nay đến hết năm 2011, TP. HCM sẽ vẫn thiếu điện nghiêm trọng.

+ Hôm qua (3/11), các hồ thủy điện trên địa bàn Phú Yên đã đồng loạt xả lũ với lưu lượng lớn nên đã làm các địa phương ven sông Ba như TP Tuy Hòa, các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa lũ bắt đầu dâng ngập bởi dòng lũ có lưu lượng hơn 10.000 m3/s. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Bá Lộc, chưa bao giờ các thủy điện cùng lúc xả lũ ồ ạt thế này. Cả vùng đồng bằng Tuy Hòa đang đứng trước nguy cơ lũ lớn, rất nguy hiểm. Dù các nhà máy thủy điện cho rằng xả lũ theo quy trình điều hành liên hồ nhưng họ phải tính đến hậu quả đối với vùng hạ lưu. Việc xả lũ phải tuân theo pháp luật chứ không còn theo lệ như trước đây.

Vì vậy, theo EVN để khắc phục thiếu hụt nguồn thủy điện ở mức trầm trọng, các nguồn nhiệt điện chạy than mới hoạt động chưa ổn định và thường xuyên bị sự cố, EVN đã huy động hết công suất các nguồn chạy dầu và có giá thành cao gấp 3-4 lần giá bán điện bình quân của Tập đoàn. Giải pháp khẩn cấp này đã khiến EVN lỗ khoảng 6.500 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm.

Bộ Công thương cho biết, sự chậm trễ của các dự án điện cũng là một trong những lý do mà EVN đưa ra cho “bài ca” thiếu điện của mình. Trong tổng sơ đồ VI, có tới trên 30 nhà máy vẫn đang trong thời gian... thi công. Đơn cử như thuỷ điện Huội Quảng (Lai Châu) phải đến năm 2014 mới có thể vận hành, chậm 28 tháng so với kế hoạch; hầu hết các nhà máy nhiệt điện đều bị chậm tiến độ như Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Nhiệt điện Quảng Ninh 1...

Mới đây, khi đăng đàn QH, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã tiếp tục nhắc lại rằng, việc thiếu điện trong thời gian qua không thể đổ lỗi toàn bộ cho thời tiết, cho khí tượng thuỷ văn, mà một nguyên nhân không kém phần quan trọng là do các công trình trong tổng sơ đồ VI chậm tiến độ. Một lần nữa, ông Hoàng yêu cầu đẩy mạnh tiến độ các dự án; ngành điện cần tập trung khắc phục khó khăn, sớm đưa các nhà máy nhiệt điện đang sửa chữa vào vận hành; theo dõi sát lượng nước về các hồ thuỷ điện, có kế hoạch cụ thể về phương án tích nước, đảm bảo vận hành thủy điện trước mắt cũng như kế hoạch sản xuất điện cho năm sau. Người đứng đầu ngành Công thương dự báo, năm 2011 cả nước sẽ cần 110 tỷ kWh, trong đó 90 tỷ kWh dành cho sản xuất. Bởi vậy, rất cần sự vận hành của các công trình, các nhà máy nhiệt điện trong tổng sơ đồ VI.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm