| Hotline: 0983.970.780

Thịt lợn thối vẫn có giấy kiểm dịch của Chi cục thú y Nam Định

Thứ Tư 21/12/2011 , 12:13 (GMT+7)

Gần 1 tấn thịt lợn thối nhưng có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Nam Định, đã bị tóm gọn tại Thủ Đức, TPHCM.

* TRẠM THÚ Y BIÊN HÒA CẤP KHỐNG DẤU KIỂM SOÁT GIẾT MỔ?

Hôm qua 20/12, gần 1 tấn thịt lợn nái thui (nghi giả thịt rừng) và 9 con lợn sữa bốc mùi hôi thối nhưng có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Nam Định, đã bị tóm gọn tại Thủ Đức, TPHCM.

Rạng sáng hôm qua, Trung tá Phạm Văn Tuyến – Phó Đội trưởng Đội CSGT Rạch Chiếc (TPHCM) đã chỉ đạo 4 cán bộ chiến sĩ CSGT gồm Nguyễn Ngọc Hiếu, Ngô Văn Tuyện, Hoàng Văn Thuyết, Nguyễn Văn Minh phối hợp với lực lượng thú y chặn bắt chiếc xe khách mang thương hiệu Thuận Tới, biển kiểm soát 18N-5372 đang chở một lượng lớn thịt gia súc từ phía Bắc vào TPHCM. 

Giấy niêm phong lô hàng thịt thối do Chi cục Thú y Nam Định cấp

Kiểm tra tại chỗ, Đoàn phát hiện ông Trần Văn Hà, SN 1977 làm tài xế, vận chuyển trong khoang hành lý 16 thùng xốp ướp đá bên trong chứa gần 1 tấn thịt lợn nái thui và 9 con lợn sữa làm sẵn. Khi mở niêm phong thùng xốp, toàn bộ lô hàng không có dấu kiểm soát giết mổ và bốc mùi hôi thối, riêng thịt lợn sữa đã xuất huyết trên da và phủ tạng.

Điều đáng nói, lô hàng thực phẩm “kinh dị” này có tới 3 giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y Nam Định cấp cho 600 kg thịt lợn đến Quận 5 TPHCM và thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Giấy kiểm dịch còn khẳng định: “Thịt tươi sạch đảm bảo vệ sinh thú y” và được “xuất xưởng” tại lò giết mổ gia súc Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ngoài ra, trong lô hàng có 4 thùng được dán giấy niêm phong của Chi cục Thú y Nam Định và 3 thùng có dán giấy niêm phong của Trạm Thú y Nghĩa Hưng.

Cũng trong buổi sáng hôm qua, Đoàn tiếp tục phát hiện lô hàng thịt heo, gà và phụ phẩm (lòng heo) được vận chuyển lậu trên xe tải 72C-01060 do ông Nguyễn Văn Huệ, SN 1958 là tài xế. Kiểm tra tại chỗ phát hiện tổng cộng 543 kg thịt heo pha lóc, 67 kg thịt gà, 26 kg lòng heo không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Tài xế khai nhận lô hàng được vận chuyển từ Đồng Nai về chợ Bàn Cờ, TPHCM tiêu thụ. Điều đáng ngờ, mặc dù không hề có giấy kiểm dịch nhưng trong lô hàng có 116 kg thịt heo có dấu kiểm soát giết mổ (KSGM) của Trạm Thú y Biên Hòa (Chi cục Thú y Đồng Nai).  

Cần làm rõ trách nhiệm việc cấp giấy kiểm dịch cho gần 1 tấn thịt heo nái thui thối

Đặc biệt, các đối tượng vận chuyển lô hàng này đã rất manh động khi liên tục chửi bới, dọa dẫm lực lượng thú y làm nhiệm vụ. Sau đó, một cán bộ thú y của Chi cục Thú y Đồng Nai đã công khai xác nhận dấu KSGM này là có thật nhằm giúp cho 116 kg thịt heo được… kiểm dịch lại!

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm